Thừa Thiên Huế phấn đấu cung cấp 100% dịch vụ thực tế ảo

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Mục tiêu đến năm 2030, hoàn chỉnh nền tảng số, hệ sinh thái công nghệ, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số toàn ngành Văn hóa và Thể thao.

Đó là một trong nhiều mục tiêu của kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành Văn hóa và Thể thao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành.

Kế hoạch xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của ngành Văn hóa và Thể thao là nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành mục tiêu phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030...

Thừa Thiên Huế phấn đấu cung cấp 100% dịch vụ thực tế ảo - 1

Vượt thời gian tìm về Hoàng cung Huế của 200 năm trước bằng phi thuyền VR

Theo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu 90% di tích, bảo tàng, điểm văn hóa cung cấp dịch vụ thực tế ảo và thanh toán trực tuyến tại các điểm đến di tích lịch sử, văn hóa thông qua nền tảng số; triển khai các ứng dụng thuyết minh tự động trên thiết bị thông minh bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác. 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học có tại Thư viện Tổng hợp tỉnh được số hóa và quản lý trên phần mềm Thư viện số...

Thừa Thiên Huế phấn đấu cung cấp 100% dịch vụ thực tế ảo - 2

“Đi tìm Hoàng cung đã mất” thông qua công nghệ thực tế ảo VR

Mục tiêu đến năm 2030, hoàn chỉnh nền tảng số, hệ sinh thái công nghệ, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số toàn ngành Văn hóa và Thể thao, trong đó phấn đấu hình thành nền tảng dữ liệu ngành Văn hóa và Thể thao dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật IoT, kết nối, chia sẻ rộng khắp trong toàn tỉnh. 

Ngoài ra 100% di tích, bảo tàng, điểm văn hóa cung cấp dịch vụ thực tế ảo; 95% các dịch vụ thanh toán trực tuyến qua nền tảng số tại các điểm đến di tích lịch sử, văn hóa; triển khai các ứng dụng thuyết minh tự động trên thiết bị thông minh bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác. Bên cạnh đó, 100% tài liệu cổ, quý hiếm về lịch sử, văn hóa, khoa học có trong Thư viện Tổng hợp tỉnh được số hóa và quản lý trên phần mềm thư viện số...

Thừa Thiên Huế phấn đấu cung cấp 100% dịch vụ thực tế ảo - 3

Du khách khám phá Hoàng cung Huế bằng công nghệ VR

Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp chủ yếu như Chuyển đổi số ngành hướng đến hoàn thiện chính quyền điện tử và xây dựng Chính quyền số; Chuyển đổi số trong quản lý, hoạt động lĩnh vực văn hóa và thể thao...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hải Vân

CLIP HOT