Thăng trầm nghề “làm dâu trăm họ” của hướng dẫn viên du lịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sáng 20/12, các chuyên gia về nghề hướng dẫn viên du lịch đã có dịp ngồi lại chia sẻ về những thăng trầm cũng như cơ hội phát triển của nghề “làm dâu trăm họ” với các bạn sinh viên, những người yêu thích ngành du lịch.

Hơn 25 năm hoạt động trong ngành du lịch, ông Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt cho rằng nghề hướng dẫn viên là nghề khó nhất trong các nghề, nhưng cũng là nghề hạnh phúc nhất. Đối với ông, nghề này như “làm dâu trăm họ” vì đôi khi khách du lịch sẽ bắt bẻ ngược lại nếu như hướng dẫn viên chưa trang bị đủ kiến thức.

Chưa kể sẽ có những sự cố xảy ra trong quá trình di chuyển, người hướng dẫn viên phải thật sự khéo léo và có hiểu biết để xử lý vấn đề nếu không sẽ rất dễ mất niềm tin của khách. Tuy nhiên, nghề này giúp người hướng dẫn viên được gặp gỡ rất nhiều người, đi được rất nhiều nơi và đặc biệt là học hỏi được nhiều thứ mới, ông nói.

Thăng trầm nghề “làm dâu trăm họ” của hướng dẫn viên du lịch - 1

Ông Nguyễn Văn Mỹ (ở giữa) cùng với các chuyên gia giao lưu, chia sẻ những câu chuyện nghề tại tọa đàm “Hướng dẫn viên du lịch – những điều chưa kể” ngày 20/12.

Để theo được nghề hướng dẫn viên du lịch một cách nghiêm túc là một thách thức, cần có sự bản lĩnh và kiến thức để chinh phục nó. Nhưng sẽ vất vả hơn đối với những “nàng dâu” theo nghề.

Hơn 17 năm đi qua nhiều nẻo đường, chị Đinh Thị Thanh Mai - Ủy viên BCH Chi hội Hướng dẫn viên du lịch TP.HCM, giảng viên Khoa Quản trị Du Lịch & Khách sạn Trường Đại Học FPT cho biết bản thân chị là một người hướng dẫn viên nữ, bên cạnh khó khăn, chị cũng có những thuận lợi đặc biệt.

“Là một hướng dẫn viên bắt buộc phải có một sức khỏe tốt có khi đi đêm về khuya, có khi chịu nắng chịu gió đặc biệt bản thân là nữ việc chăm sóc da dẻ cũng cần được chú trọng nếu mình không chăm sóc bản thân thật kỹ thì nhan sắc sẽ bị tàn phan theo thời gian. 

Thời gian cũng là một cản trở, trong khi những ngày cuối tuần, lễ, tết, người ta dành thời gian cho gia đình, cho bạn bè thì mình lại đi làm. Tuy nhiên, thế mạnh của hướng dẫn viên nữ là sẽ được khách cảm thông hơn, họ sẽ không gây áp lực cho mình, sự uyển chuyển của một người hướng dẫn viên nữ đôi khi làm khách hài lòng hơn”, chị nói.

Thăng trầm nghề “làm dâu trăm họ” của hướng dẫn viên du lịch - 2

Chị Đinh Thị Thanh Mai đã có hơn 17 năm hoạt động trong nghề hướng dẫn viên du lịch inbound và outbound.

Chị Mai cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại chị đã có thể nghỉ hưu ở tuổi 30 vì nghề này đã tạo cho chị một nguồn thu nhập khá lớn từ khi bản thân còn rất trẻ vì hầu như chị không phải chi tiêu bất cứ thứ gì, từ xăng xe, ăn uống, ngủ nghỉ... vì hầu hết chi phí đó đã có sự hỗ trợ từ nơi làm việc, nên chị đã dùng lương bản thân kiếm được đầu tư, phát triển bản thân hơn.

Lời khuyên cho những bạn trẻ yêu thích ngành hướng dẫn viên du lịch, ông Mỹ cho rằng, học tập là nền tảng quan trọng, không chỉ học tập trên ghế nhà trường mà còn phải học tập từ những trải nghiệm, những kinh nghiệm của nghề từ những người đi trước. Giới trẻ sẽ có những cái mới, cái hay hơn nhưng không được tự tin thái quá cũng như không được tự ti thái quá, luôn học hỏi và trải nghiệm sẽ là bước đệm để các bạn thành công trong nghề.

Thăng trầm nghề “làm dâu trăm họ” của hướng dẫn viên du lịch - 3

Các tour du lịch gắn liền với văn hóa, lịch sử được khách du lịch vô cùng ưu chuộng

Trong gần 3 năm qua, trước tình hình phức tạp của dịch COVID - 19, lực lượng hướng dẫn viên du lịch là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề nhất. Trong giai đoạn khó khăn đó, có gần 90% doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp lữ hành inbound đã tạm ngưng hoạt động, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn TP.HCM có xu hướng giảm mạnh, riêng đối với các hướng dẫn viên công tác hoặc tự do đã phái chuyển đổi ngành nghề khách.

Sau khi đại dịch COVID -19 dần được kiểm soát, Thành phố có kế hoạch mở cửa để tại phục hồi ngành Du lịch, Sở Du lịch cũng đã khảo sát và đánh giá thực trạng hướng dẫn viên nhằm có những hỗ trợ và kịp thời bổ sung nhân sự cho ngành du lịch Thành phố, trong đó yếu tố về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch được đặt lên hàng đầu.

Từ đó, Sở cũng đã đưa ra một số giải pháp như: Tổ chức chuyên đề “Quân trị rủi ro trong du lịch - Chiến lược phục hồi giai đoạn mới", Tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Liên kết vùng trong phát triển nhân lực du lịch Việt Nam - chất lượng cao sau đại dịch Covid-19", mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo các loại ngoại ngữ hiểm như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha nhằm hỗ trợ kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thanh Huyên

CLIP HOT