Phó Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch mới, tạo điểm nhấn

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Dũng yêu cầu Sở Du lịch TPHCM cần có kế hoạch chi tiết cho việc phát triển sản phẩm du lịch mới, tạo điểm nhấn thu hút khách. Trong đó, quan tâm thu hút dòng khách chi tiêu cao.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch mới, tạo điểm nhấn - 1

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Dũng trao bằng khen cho cá nhân đạt thành tích tốt năm qua.

Tại Hội nghị tổng kết công tác ngành du lịch năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Dũng cho biết, năm 2023 ngành du lịch hoạt động trong bối cảnh không được thuận lợi, nhưng kết quả đạt được khá ấn tượng.

Tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua

Sự tăng trưởng về lượng khách đã giúp cho doanh thu ngành có mức tăng trưởng nổi bật, đạt doanh thu hơn 160.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2022, chiếm 24% doanh thu của cả nước và tăng 13,5% so với năm 2019. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua (từ 2019-2023), đóng góp khoảng 10% vào cơ cấu GRDP của TPHCM.

Tuy vậy, về lâu dài, Phó Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu Sở Du lịch TPHCM cần có kế hoạch chi tiết cho việc phát triển sản phẩm du lịch mới, tạo điểm nhấn thu hút khách. Trong đó, quan tâm thu hút dòng khách chi tiêu cao.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng gợi mở, dự tính tháng 7 năm nay TPHCM khai thác tuyến metro và ngành du lịch cần định hướng khai thác sản phẩm này. Hay như trước đó, TPHCM đã giới thiệu sản phẩm tour trực thăng tham quan TPHCM và các tỉnh lân cận rất hút khách, nhưng phải tạm ngưng. Ngành du lịch TPHCM nên xem xét để phát triển sản phẩm tour trực thăng trong tương lai, tạo điểm nhấn hút khách trong và ngoài nước.

“Sở Du lịch cần tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội Du lịch TPHCM, các doanh nghiệp, quận huyện… cùng chung tay đóng góp vào sự phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng và lan tỏa thương hiệu du lịch thành phố. Làm sao để khách lưu trú lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn, góp phần nâng mức đóng góp của ngành kinh tế mũi nhọn vào tổng sản phẩm trên địa bàn TPHCM”, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh.

Việt Nam nên trở thành “Bếp ăn của thế giới”

Góp ý cho sự phát triển du lịch TPHCM, đại diện Nhà hàng Square One- Park Hyatt Saigon cho biết, Tổ chức Du lịch thế giới nhận định, 1/3 cơ cấu chi tiêu của du khách là chi tiêu cho nhu cầu ẩm thực.

Văn hóa ẩm thực đặc trưng của điểm đến góp phần thu hút thêm khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch và tạo nguồn thu cho địa phương. Đại diện Nhà hàng Square One- Park Hyatt Saigoncho rằng, Việt Nam nên trở thành “Bếp ăn của thế giới”.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch mới, tạo điểm nhấn - 2

Lễ hội ẩm thực tại TP.HCM.

Nên tận dụng những giá trị ẩm thực sẵn có của quốc gia, của vùng miền để thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế, là một chiến lược hết sức quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu.

Đại diện Công ty Chim Cánh Cụt cho biết: "Chúng tôi được đồng hành cùng nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố xây dựng các chương trình du lịch hưởng ứng chủ trương “Mỗi quận, huyện 1 sản phẩm du lịch đặc trưng”. Qua đó, chúng tôi đã tham dự khảo sát và cùng theo dõi việc phát triển và tiến hành liên kết với các điểm đến, các dịch vụ và các tour tuyến như mong muốn đồng hành cùng thành phố phát triển du lịch trên địa bàn. Đến nay chúng tôi đã có một bộ sản phẩm du lịch các tour nội đô".

Phó Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch mới, tạo điểm nhấn - 3

Du lịch TP.HCM đã phục hồi mạnh mẽ trong năm qua.

Tuy nhiên, dựa trên các khảo sát về xu hướng du lịch của du khách trong và ngoài thành phố, đại diện công ty này nhận thấy nhu cầu đi du lịch tại TPHCM chưa thật sự tương xứng với tiềm năng thành phố có được. Cụ thể, mặc dù các chương trình du lịch nội đô xuất hiện và mang nhiều nét riêng, đặc sắc nhưng vẫn chưa thật sự tiếp cận và phổ biến nhiều đến du khách trong và ngoài nước. Một số khó khăn cũng đến từ việc liên kết với các điểm, khu du lịch trong xây dựng sản phẩm. Bản thân các doanh nghiệp lữ hành cần có thời gian từ một năm trở lên mới có thể hoàn thiện sản phẩm mới và quảng bá truyền thông, tiếp cận các khách hàng tiềm năng đến khi có lượng khách hàng nhất định.

Bên cạnh đó, các điểm đến, khu du lịch cần được đầu tư, cải tạo... là một số vấn đề các doanh nghiệp lữ hành rất quan tâm để phục vụ du khách.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT