Nghe lời rao trên mạng, du khách thực hiện "chuyến du lịch tử thần" mà không biết

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

TikToker quảng bá đây là nơi cắm trại "hoang dã", gần gũi với thiên nhiên, nhưng thực chất đó là nơi xả lũ, nước dâng lên cuồn cuộn chỉ trong vài giây, cuốn mất mạng 7 du khách.

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, du khách có xu hướng tìm những nơi hoang vắng để du lịch, với mong muốn tìm đến thiên nhiên và ít tiếp xúc với người lạ. Tuy nhiên, những địa điểm này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Nghe lời rao trên mạng, du khách thực hiện "chuyến du lịch tử thần" mà không biết - 1

Lũ lụt ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam của Trung Quốc. Những ngày nghỉ 'du lịch hoang dã' ngoài quy định đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc, nhưng lại dẫn đến tử vong do các thảm họa như lũ lụt và lở đất. Ảnh: Rex / Shutterstock

Theo The Guardian, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội Trung Quốc và các nền tảng của họ đã bị chỉ trích vì các bài đăng về “chuyến đi hoang dã” - hoặc các chuyến thăm đến các địa điểm không có sự quản lý của cơ quan chức năng - sau khi một trận lũ lớn giết chết bảy du khách ở tỉnh Tứ Xuyên.

Thảm kịch xảy ra vào ngày 13/8 đã khiến 7 du khách thiệt mạng và 8 người bị thương sau trận lũ quét tại một thung lũng ở Mengzhou, phía tây nam đất nước.

Các video clip về thảm họa được lan truyền trên mạng cho thấy mực nước tại một con suối dâng lên nhanh chóng, cuốn trôi hàng loạt du khách trong vòng vài giây.

Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự bàng hoàng và xót xa trước vụ đuối nước. Các cơ quan truyền thông đã chỉ trích những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội vì đã đăng nội dung quảng bá “điểm đến cho những chuyến đi hoang dã” mà không quan tâm đến an toàn cho cộng đồng.

Nghe lời rao trên mạng, du khách thực hiện "chuyến du lịch tử thần" mà không biết - 2

Có rất nhiều du khách cắm tại tại khu vực này

Nghe lời rao trên mạng, du khách thực hiện "chuyến du lịch tử thần" mà không biết - 3Nước lũ cuồn cuồn bất ngờ đổ về, hai cha con may mắn bám được vào tảng đá lớn

Thật ra ở đó có các biển cảnh báo và hàng rào đã được dựng lên, thậm chí nhân viên an ninh đã được cử đến để cảnh báo du khách, nhưng những biện pháp đó hầu như không hiệu quả.

Thung lũng Tứ Xuyên, được gọi là Longcaogou, trên thực tế là một kênh xả lũ dễ xảy ra lũ lụt và lở đất. Khu vực này được biết đến như một điểm thu hút khách du lịch chỉ vì những lời quảng cáo của những người nổi tiếng trên mạng truyền thông xã hội.

Khái niệm “những chuyến đi hoang dã” - hay “yeyou” trong tiếng Trung, dùng để chỉ các chuyến đi đến các địa điểm ngoài quy định như Longcaogou - bắt đầu xuất hiện nhiều ở Trung Quốc vào năm 2020.

Hầu hết các điểm đến trong "chuyến du lịch hoang dã" trở nên phổ biến nhờ những người có ảnh hưởng trên internet, những người đã giới thiệu chúng là “khu nghỉ dưỡng bí mật” trên các nền tảng truyền thông xã hội như Douyin (tương đương với TikTok của Trung Quốc) và Little Red Book (giống như Instagram). Các địa điểm thường phát triển từ ít người biết đến trở nên nổi tiếng trong một thời gian ngắn và có đặc điểm là gần gũi với thiên nhiên.

Ở Trung Quốc, vào thời điểm mà du lịch thường xuyên bị gián đoạn do các hạn chế của Covid, “các chuyến đi hoang dã” đóng vai trò thay thế và thuận tiện cho các kỳ nghỉ truyền thống hơn, cho phép người dân thành phố tận hưởng thiên nhiên ở ngoại ô thành hpố mà không cần thực hiện các chuyến đi dài và tiếp xúc với đám đông lớn.

Cơn sốt du lịch mới cũng đã dẫn đến sự bùng nổ trong việc mua bán thiết bị ngoài trời trên khắp cả nước. Theo Hangzhou Daily, thị trường thiết bị cắm trại của Trung Quốc đã tăng từ 7,71 tỷ nhân dân tệ (1,1 tỷ USD) lên 16,8 tỷ nhân dân tệ từ năm 2014 đến năm 2020. Năm ngoái, con số này đã tăng lên 29,9 tỷ nhân dân tệ và dự kiến ​​đạt 35,46 tỷ nhân dân tệ trong năm nay.

Nhưng đây không phải là lần đầu tiên "trào lưu hoang dã" dẫn đến mất mạng. Năm 2020, một trận lũ quét ở hẻm núi Duobi ở Enshi, tỉnh Hồ Bắc, khiến 13 người thiệt mạng.

Cái chết của khách du lịch ở Tứ Xuyên vừa qua đã dẫn đến những lời kêu gọi mới về việc giám sát nhiều hơn các "chuyến đi hoang dã", bao gồm cả cách chúng được quảng bá trực tuyến và thông qua các phương tiện truyền thông.

“Khi nói đến những danh lam thắng cảnh chưa được phát triển thương mại và tiềm ẩn những rủi ro về an toàn, các nền tảng truyền thông phải có nghĩa vụ đưa ra cảnh báo an toàn và giám sát nội dung”, Xu Guilin, một đối tác tại Jurisino Law Group có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với Beijing Youth Daily.

Hiện nay, gần như tất cả các bài đăng quảng cáo Longcaogou đã bị xóa khỏi Douyin và Little Red Book, cảnh báo an toàn xuất hiện ở đầu màn hình khi tìm kiếm Longcaogou trên cả hai ứng dụng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT