Nâng cao hiệu quả tham gia các hoạt động Hội chợ Du lịch quốc tế

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đó là chủ đề của buổi tọa  đàm do TCDL vừa tổ chức tại Hà Nội, trong khuôn khổ hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2015. Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn, các Phó Tổng cục trưởng TCDL Hà Văn Siêu, Nguyễn Quốc Hưng; Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, chuyên gia dự án EU- ông  Kai Partale, đông đảo các doanh nghiệp du lịch đã tham dự.

Nâng cao hiệu quả tham gia các hoạt động Hội chợ Du lịch quốc tế - 1

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn phát biểu tại tọa đàm

 Phát biểu khai mạc, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Văn Tuấn nêu rõ: Trong những năm qua, TCDL đã chủ trì , tổ chức, tham gia thường xuyên, liên tục nhiều Hội chợ Du lịch quốc tế lớn như: ITB- Berlin ( Đức), WTM ( Anh), MITT ( Nga), ITB-ASIA (Singapore), JATA-WTF( Nhật Bản), KOTFA( Hàn Quốc)…Các địa phương, doanh nghiệp cũng tích cực, chủ động xây dựng các gian hàng quảng bá Du lịch Việt Nam tại các Hội chợ Du lịch quốc tế. Tuy nhiên, việc tổ chức tham gia các Hội chợ Du lịch  quốc tế ở nước ngoài của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu kinh phí tuyên truyền, quảng bá, chi phí hội chợ, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp tham gia, đến sự thiếu chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, giới thiệu điểm đến, giới thiệu sản phẩm…Để nâng cao hiệu quả tham gia các Hội chợ Du lịch quốc tế chúng ta cần lựa chọn kế hoạch tối ưu như: lựa chọn tham gia hội chợ nào, kế hoạch cụ thể ra sao, đầu tư như thế nào, doanh nghiệp, đoàn, địa phương nên cử ai tham gia… để phát huy tối đa hiệu quả.

Đánh giá về quá trình ngành Du lịch Việt Nam tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế, Vụ trưởng Vụ Thị trường TCDL Lê Tuấn Anh cho biết:  Năm nào TCDL cũng tham gia đầy đủ các Hội chợ Du lịch quốc tế từ châu Âu đến châu Á, chất lượng tham gia cũng ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao nhận biết về hình ảnh, định vị và thông điệp của du lịch Việt Nam tại cá thị trường trọng điểm theo từng giai đoạn, cập nhật các chính sách phát triển Du lịch, các chương trình sự kiện và sản phẩm mới; xây dựng, duy trì quan hệ với các đối tác, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch tiếp cận, mở rộng thị trường, thúc đẩy lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Tuy nhiên, việc hợp tác, tổ chức xây dựng gian hàng chung với các bên liên quan tại hội chợ thiếu tính ổn định và kế hoạch dài hạn; kinh phí hạn hẹp ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng các gian hàng; thiết kế gian hàng còn chưa thực sự ấn tượng, chưa tạo được sự nhận diện riêng; nội dung, hình thức các ấn phẩm d lịch chưa thực sự phong phú, hấp dẫn. Ngoài ra, việc chưa có Văn phòng đại diện ở nước ngoài, chưa có cán bộ xúc tiến thành thạo ngôn ngữ ở các thị trường trọng điểm, chưa có cơ chế khuyến khích, huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước… đó là những hạn chế cần khắc phục, để cải thiện hiệu  tham gia các Hội chợ Du lịch quốc tế.

Chia sẻ cả kiến thức và kinh nghiệm, ông Lương Hoài Nam, đại diện Hội đồng tư vấn Du lịch cho rằng: Các gian hàng của ta còn thiếu cá tính về thiết kế, trang trí, thiếu các hoạt động, ấn phẩm, chương trình, thiết bị đa phương tiện tạo ấn tượng mạnh và thu hút sự tham gia của người tham gia Hội chợ. Ngành du lịch cần phải có kế hoạch dài hơi, tối thiểu từ 3-5 năm và chủ động về nguồn ngân sách, chủ đề, thiết kế, kịch bản cho mỗi hội chợ khác nhau để tạo nến ấn tượng và phát huy hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tour, quảng bá điểm đến. Nhà nước cần tăng chi phí quảng bá cho du lịch vốn đã rất khiêm tốn, kém với ngay nước láng giềng Thái Lan.

Theo ý kiến của ông Ka Partale- chuyên gia Dự án EU: Các gian hàng cần được thiết kế nổi bật và khác biệt, thể hiện nét đặc trưng của quốc gia; không gian mở, dễ tiếp cận, tạo cơ hội tương tác với khách hàng; các nguyên liệu thiết kế gian hàng có tính tái chế, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đa dạng các tài liệu để cung cấp cho khách tham quan gian hàng; tổ chức nhiều hoạt động giải trí tại khu vực gian hàng để thu hút khách; đồng thới lên kế hoạch, lịch gặp gỡ các đối tác và thông cáo báo chí từ trước khi diễn ra sự kiện.

Cũng tại buổi Tọa đàm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhấn mạnh: Quảng bá điểm đến tại các Hội chợ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Du lịch. Các doanh nghiệp tham gia phải có sản phẩm phù hợp  để giới thiệu tại hội chợ. Trong khi Nhà nước chi ngân sách thuê mặt bằng và quảng bá điểm đến, thì doanh nghiệp phải chịu chi phí  quảng bá sản phẩm du lịch.

Kết luận tọa đàm, Tổng cục trưởng Nguyễn văn Tuấn ghi nhận ý kiến đóng góp của lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cán bộ quản lý du lịch, địa phương và các doanh nghiệp.

Tổng cục trưởng cho biết: Sẽ kết nối với các bên liên quan, đặc biệt là với Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để tham gia các Hội chợ Du lịch quốc tế ở nước ngoài một cách chuyên nghiệp, đạt hiệu cao hơn trong thời gian tới, góp phần quảng về hình ảnh đất  nước, con người Việt Nam tại các thị trường trọng điểm của Du lịch Việt Nam nói riêng và các thị trường quốc tế nói chung.

                                                                                                          Thanh Sơn

(Báo Du lịch Việt Nam, Số 16, thứ Năm ngày 9.4.2015)

Xem thêm tại: http://www.baodulich.net.vn/vn/official/phattrien/4994/N%C3%A2ng-cao-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-tham-gia-c%C3%A1c-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-H%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A3-Du-l%E1%BB%8Bch-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF.htm

 

 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT