Mở cửa du lịch quốc tế: Nhìn từ các nước trên thế giới
Dịch COVID-19 với sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron đang đe doạ nỗ lực phục hồi ngành du lịch thế giới. Các nước trên thế giới đã làm gì để phát triển trở lại "ngành công nghiệp không khói" này?
Như tin đã đưa, ngày 24/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì Hội thảo "Thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế". Theo đó nhiều ý kiến đề xuất đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound) và đưa khách đi du lịch nước ngoài (outbound) qua các tất cả các cửa khẩu quốc tế trong bối cảnh bình thường mới sớm hơn lộ trình dự kiến.
Trong giai đoạn 1 thí điểm mở cửa trở lại, ngành du lịch Việt Nam đón được 8.500 du khách. Trong khi nhiều nước trong khu vực đã mở cửa và đón được hàng trăm ngàn lượt khách.
* Dự báo ngành du lịch còn "giậm chân tại chỗ"
Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã gây hệ luỵ, ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế trên phạm vi toàn cầu, trong đó có ngành du lịch.
Một bãi biển vắng bóng khách du lịch trong bối cảnh các biện pháp hạn chế được áp dụng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 tại La Habana, Cuba ngày 26/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cho biết, năm 2021, đại dịch COVID-19 có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 2,4 nghìn tỷ USD do sự sụp đổ của ngành du lịch quốc tế. Trong số đó, các nước có mức giảm GDP do sụt giảm ngành du lịch vì đại dịch COVID-19 cao nhất thế giới là Thổ Nhĩ Kỳ (-9,1%), Ecuador (-9%), Nam Phi (-8,1%), Ireland (-5,9%)…
Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) và Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cũng từng công bố dự báo du lịch thế giới khó phục hồi trước năm 2023. Theo đó, lượng khách du lịch quốc tế sẽ vẫn "giậm chân tại chỗ" trong năm 2021, ngoại trừ một số thị trường phương Tây và ngành công nghiệp không khói sẽ khó có thể phục hồi hoàn toàn cho đến năm 2023.
Ngày 19/1/2022 vừa qua, Bộ trưởng Du lịch các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí mở cửa trở lại ngành du lịch ASEAN nhằm phục hồi ngành này trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 25 đã diễn ra theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp tại thành phố biển Sihanoukville ở Campuchia.
Trong một tuyên bố, các bộ trưởng đã nhấn mạnh rằng ngành du lịch ASEAN không chỉ đã sẵn sàng mở cửa trở lại mà còn sẽ phục hồi nhanh chóng với khả năng chống chịu tốt hơn. Tuyên bố nêu rõ: "Chúng tôi nhất trí tuyên bố mở cửa trở lại ngành du lịch ASEAN, cả trong khu vực và quốc tế". Tuyên bố cũng cho biết sẽ thực hiện mọi khả năng phối hợp và hợp tác để quá trình tái mở cửa ngành du lịch diễn ra dần dần và ổn định.
Khách du lịch quốc tế trở lại Hội An. Ảnh: TTXVN phát
* Những dấu hiệu phục hồi
Nhưng trên thực tế, trước tuyên bố nêu trên, nhiều nước trong khu vực ASEAN đã bắt đầu mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ cuối năm 2021. Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á mở cửa trở lại đón du khách nước ngoài.
Ngành du lịch Thái Lan đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi dù tốc độ còn chậm. Trong 10 tháng đầu năm 2021, Thái Lan đón tổng cộng 106.117 lượt khách du lịch quốc tế, giảm mạnh so với mức 6,7 triệu lượt khách vào năm 2020. Giới chức ngành du lịch Thái Lan ước tính số lượng khách quốc tế đạt khoảng 200.000 lượt trong năm 2021 và dự báo đạt 5 triệu lượt vào năm 2022.
Khách du lịch tại bãi biển ở Pattaya, Thái Lan ngày 16/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Indonesia và Singapore hướng tới mở cửa du lịch biên giới hai nước. Cụ thể, chính quyền quần đảo Riau đang tích cực hối thúc chính phủ trung ương nhanh chóng mở cửa đón khách du lịch đến Indonesia và Singapore để sớm phục hồi kinh tế đất nước.
Singapore hiện vẫn là quốc gia có lượng khách đông nhất trong số khách du lịch quốc tế đến quần đảo Riau, đặc biệt là đảo Bintan.
Singapore và Indonesia mở cửa đón khách du lịch giữa hai nước
Tại Australia, số lượng khách du lịch quốc tế vào nước này bắt đầu tăng trưởng trở lại. Dữ liệu do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) vừa công bố cho thấy trong tháng 12/2021, có 197.000 lượt khách nước ngoài đến Australia và 229.000 người Australia ra nước ngoài. Mặc dù vậy, các con số này vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng tháng của năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu “tàn phá” ngành du lịch Australia nói riêng và toàn cầu nói chung.
Số lượng khách du lịch đến và đi từ Australia tăng chủ yếu là nhờ chính phủ nước này đã quyết định nới lỏng các lệnh hạn chế biên giới. Từ ngày 1/11/2021, Canberra bắt đầu cho phép công dân Australia đã tiêm phòng đầy đủ, cũng như du khách New Zealand và Singapore đã được tiêm phòng đầy đủ, được phép tự do ra, vào biên giới mà không cần xin giấy phép miễn trừ du lịch.
Canberra
Hai bang lớn nhất của Australia là New South Wales và Victoria cũng đã loại bỏ yêu cầu cách ly bắt buộc 14 ngày đối với những du khách quốc tế trở về địa phương, thay vào đó là yêu cầu cách ly tại nhà 72 giờ vào giữa tháng 12/2021 và đến hiện tại là không phải cách ly với điều kiện có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SAR-CoV-2 sau khi nhập cảnh.
Như vậy nhìn từ Australia thì rõ ràng quyết định nới lỏng hạn chế đã thu hút du khách cả nội địa và quốc tế ra, vào nước này.
Theo các chuyên gia, việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế không ảnh hưởng đến tình hình dịch trong nước, đồng thời...