Liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng ĐBSCL

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng ĐBSCL - 1Ngày 28/5, tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã diễn ra hội thảo quốc tế “Liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là sự kiện thứ 2 nằm trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long Kiên Giang 2010 (MDEC) với chủ đề “Phát huy lợi thế sông biển, phát triển kinh tế bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Ban hành Kế hoạch phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2010

Liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng ĐBSCL - 2

Vừa qua, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 29 /2010/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2010.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, tạo môi trường thuận lợi đầu tư phát triển du lịch, chú trọng phát triển thị trường tiềm năng và thị trường mới, đặc biệt là các thị trường gần, thị trường nội địa; tiếp tục triển khai các biện pháp kích cầu du lịch trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và các doanh nghiệp du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện và văn minh, giới thiệu hình ảnh một thành phố năng động, hấp dẫn và an toàn; phấn đấu đón 2,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 7% so với năm 2009, khách du lịch nội địa tăng từ 15 - 20%, tổng doanh thu toàn Ngành đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2009.

Để thực hiện được mục tiêu này, ngành Du lịch TP. Hồ Chí Minh tập trung triển khai thực hiện Chương trình kích cầu Du lịch “Việt Nam - Điểm đến của bạn” hướng tới cả đối tượng khách quốc tế và khách nội địa; tiếp tục phát động chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch; tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh điểm đến Thành phố thông qua nhiều kênh tuyên truyền, sự kiện như Lễ hội Trái cây Nam bộ (tháng 6/2010), Hội chợ du lịch quốc tế ITE HCMC 2010 (9/2010), Liên hoan ẩm thực Món Ngon các nước (12/2009), Tham gia các sự kiện du lịch như: Festival Huế (6/2010), Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (10/2010)…; tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề về khách sạn dành cho đội ngũ quản lý các khách sạn vừa và nhỏ và đội ngũ nhân viên buồng, bàn, tiếp tân; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức văn hóa, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ bảo vệ du khách và đội ngũ tài xế xe vận chuyển khách du lịch, tham gia hội thi hướng dẫn viên du lịch toàn quốc và tổ chức tốt cuộc thi thuyết trình “TP. Hồ Chí Minh - Thành phố du lịch tôi yêu”; mở rộng hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh thành trên các lĩnh vực VHTTDL, trong đó lĩnh vực du lịch đề xuất khảo sát làm mới các tour tuyến liên kết từ thành phố đi Đà Nẵng - Huế - Hội An, tuyến đường Trường Sơn, tuyến Quảng Bình và tuyến du lịch đường sông Mê Công bằng tàu thủy từ Thành phố hoặc Tiền Giang đi Campuchia qua các tỉnh ĐBSCL...

L.H

Hội thảo quốc tế: “Liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long”

Liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng ĐBSCL - 3

Ngày 28/5, tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã diễn ra hội thảo quốc tế “Liên kết phát triển du lịch biển đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là sự kiện thứ 2 nằm trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long Kiên Giang 2010 (MDEC) với chủ đề “Phát huy lợi thế sông biển, phát triển kinh tế bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Hội thảo do Bộ VHTTDL, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, UBND tỉnh Kiên Giang chủ trì, cùng sự tham gia của các Bộ, Ngành, Tổng cục Du lịch, các nhà nghiên cứu, qui hoạch phát triển du lịch, các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, các nước Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản...

Hợp tác phát triển tiềm năng kinh tế của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông có ý nghĩa chiến lược quan trọng, nhất là về du lịch. Các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông đều thụ hưởng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. Từ những cánh đồng lúa phì nhiêu, nguồn hải sản vô cùng phong phú, đến những khu dự trữ sinh quyển, khu du lịch sinh thái, các công trình lịch sử kiến trúc, các loại hình nghệ thuật... Riêng đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh thành phố đã có trên 120 di tích lịch sử được xếp hạng, nhiều khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận. Hàng năm khu vực này thu hút khoảng 6,5% lượng du khách tới Việt Nam.

Các nước tiểu vùng sông Mê Kông đều phát triển hướng tới toàn diện trong đó có du lịch. Thời gian qua với sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền các cấp ở địa phương, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều thành tựu trong kinh tế - xã hội. Tuy nhiên sự phát triển đó chưa thật sự tương xứng với tiềm năng hiện có của cả vùng, nhất là lĩnh vực du lịch. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự chậm phát triển về du lịch đó là sự liên kết giữa các địa phương trong khu vực và cả nước cũng như các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

Từ thực tế đó sau một ngày sôi nổi tranh luận các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các hiệp hội du lịch với nhiều tham luận sâu sắc, thực tiễn đã mang tới hội thảo thông tin, quan điểm cũng như chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình liên kết phát triển kinh tế du lịch bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác phát triển tam giác du lịch tiểu vùng sông Mê Kông Việt Nam – Campuchia - Thái Lan.

“Lễ hội Du lịch Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc” do Bộ VHTTDL tổ chức

Mới đây, Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ VHTTDL) đã trình Bộ Đề án Tổ chức Lễ hội Du lịch Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự kiện có sự tham gia của các Sở VHTTDL Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế.

Theo kế hoạch, lễ hội sẽ diễn ra trong khoảng 3 ngày tại mỗi nước, có sự hiện diện của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh. Cụ thể: Tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) từ ngày 22 - 24/6, tại Seoul (Hàn Quốc) từ 25 - 27/6 do Cục Hợp tác Quốc tế chủ trì và phối hợp thực hiện cùng Tổng cục Du lịch, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam…

Chiến dịch sẽ tập trung quảng bá đậm nét hình ảnh du lịch - văn hóa Việt. Hoạt động bao gồm các hội thảo xúc tiến du lịch - đầu tư thương mại - hàng không, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, triển lãm - hội chợ giới thiệu sản phẩm du lịch, ẩm thực, đặc biệt nhấn mạnh quảng bá sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội… Các hoạt động nói trên sẽ được tổ chức với quy mô nhằm nâng cao hình ảnh quốc gia Việt Nam, tăng thêm uy tín với giới đầu tư Nhật - Hàn, nhất là tạo ấn tượng hấp dẫn khách du lịch.

Việc xúc tiến quảng bá văn hóa du lịch tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc có những điều kiện thuận lợi và cần ưu tiên thực hiện sớm. Bởi hai quốc gia này gần nhau, nội dung quảng bá có nét tương đồng và đây đều là thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, Nhật Bản đã chính thức công nhận và đưa Việt Nam vào danh sách 10 điểm đến du lịch được lựa chọn để khuyến khích người dân. Trong khi đó, khách du lịch Hàn Quốc đến nước ta vẫn tiếp tục tăng và là nguồn khách có khả năng chi tiêu cao…

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT