Lễ dâng hương ở Khu Chứng tích Sơn Mỹ

Sáng 16/3, tại Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Sở VH-TT và DL tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 57 năm ngày 504 đồng bào Sơn Mỹ bị thảm sát (16/3/1968 - 16/3/2025).

le dang huong o khu chung tich son my - 1

le dang huong o khu chung tich son my - 2

Khu Chứng tích Sơn Mỹ trở thành di tích lịch sử, là điểm đến của hòa bình, thân thiện, được người dân trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm. Mỗi năm, địa điểm này đón hàng chục nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử.

Sáng 16/3, hàng trăm học sinh, người dân cùng du khách quốc tế đã dâng hương và hoa tưởng nhớ 504 thường dân Sơn Mỹ bị quân đội Mỹ sát hại 57 năm trước (16/3/1968 - 16/3/2025).

57 năm trước, một trung đội Mỹ tràn vào làng Sơn Mỹ. Trong sáng 16/3/1968, họ đã sát hại 504 thường dân vô tội, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Sau buổi sáng kinh hoàng đó, Sơn Mỹ trở thành nỗi đau khôn nguôi của nhân dân Việt Nam và những người có lương tri trên trái đất.

Đến tháng 11/1969, vụ thảm sát mới được đăng tải trên các tạp chí Time, Life và Newsweek. Tin tức về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam.

le dang huong o khu chung tich son my - 3

le dang huong o khu chung tich son my - 4

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cùng người dân, du khách dành phút tưởng niệm 504 thường dân Sơn Mỹ. Cán bộ khu chứng tích Sơn Mỹ gõ "5 hồi 4 tiếng chuông" cầu nguyện linh hồn 504 thường dân vô tội trong vụ thảm sát Mỹ Lai siêu thoát. 

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Thành, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Văn Thành, thảm sát Sơn Mỹ không phải là vụ việc duy nhất, nhưng là vụ việc điển hình cho những tội ác dã man, tàn bạo mà các thế lực hiếu chiến gây ra cho nhân dân Quảng Ngãi, nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chính nghĩa, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Khi nhắc đến vụ thảm sát Sơn Mỹ, mỗi người dân chúng ta đều dâng lên niềm cảm thương sâu sắc. Sơn Mỹ đã trở thành nỗi đau không thể quên trong mỗi người dân Quảng Ngãi, nhân dân Việt Nam và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

le dang huong o khu chung tich son my - 5

le dang huong o khu chung tich son my - 6

“Chúng ta cùng khép lại quá khứ để cùng hướng đến tương lai, kết thân bè bạn với các quốc gia, các dân tộc cùng khát vọng hòa bình, tiến bộ. Đây là lẽ sống, là đạo lý thấm đậm trong cách ứng xử của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có những người dân Sơn Mỹ còn mang trên da thịt và cả tâm hồn mình những vết thương chiến tranh,” ông Thành nhấn mạnh.

le dang huong o khu chung tich son my - 7

Suốt hơn 33 năm qua, tháng 3 năm nào cũng vậy, cựu binh Mỹ Mike Boehm về làng quê Sơn Mỹ kéo vĩ cầm tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai gửi đi thông điệp hòa bình. Ông từng ở Củ Chi một tuần trước sự kiện chiến dịch Mậu Thân năm 1968 - thời điểm xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng ở Mỹ Lai - làng quê Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê (Quảng Ngãi).

Dù đã 78 tuổi nhưng ông tự nhủ, bao giờ còn sống ông sẽ trở lại Quảng Ngãi, tình nguyện làm "cầu nối" bạn bè quốc tế chung tay xoa dịu đau thương ở mảnh đất này. Theo Mike, hòa bình là nền tảng lâu dài cho một tương lai bền vững". Với số tiền nhỏ ban đầu 3.000 USD, ông Mike Boehm đã lặng lẽ quyên góp từ bạn bè quốc tế giúp vốn làm ăn cho hàng trăm phụ nữ nghèo ở Quảng Ngãi với số tiền hàng tỷ đồng; xây tặng nhà tình thương cho phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

le dang huong o khu chung tich son my - 8

Dịp lễ năm nay, ông Ronald Haeberle, cựu phóng viên quân đội Mỹ từng chụp nhiều bức ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai cũng trở về dự lễ tưởng niệm. Trong vụ thảm sát Mỹ Lai, ông đã chụp lại tổng cộng 60 bức ảnh ghi lại cảnh tượng kinh hoàng (40 trắng đen và 20 ảnh màu).

Cựu phóng viên Mỹ đã ghi lại vụ thảm sát Sơn Mỹ 20 tấm ảnh màu bằng máy Nikon và 40 tấm trắng đen bằng máy Leica. Cuối năm 1969, bộ ảnh thảm sát Mỹ Lai được ông đăng trên tạp chí Life, lần đầu tiên công bố với thế giới sự thật kinh hoàng về cái chết của 504 con người vô tội. Ông nhớ như in cảm xúc thời điểm quyết định công bố bộ ảnh đau thương với bổn phận trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của một phóng viên chiến trường.

Ông tâm niệm, một khi sự thật lịch sử mất đi thì tính nhân văn cũng không còn. "Trước khi vụ việc xảy ra, người dân nơi đây gần gũi, thân thiện, nhớ nhất là nụ cười của trẻ em vẫy tay chào mỗi khi được chụp ảnh. Chính điều này đã thúc giục tôi phải công bố sự thật vụ thảm sát Mỹ Lai", cựu phóng viên chiến trường bộc bạch.

Trở lại Sơn Mỹ, đi bộ trên đường làng bình yên, cựu phóng viên chiến trường đã bất ngờ trước sự hồi sinh mạnh mẽ ở vùng đất đau thương này. Từng đoàn học sinh chạy tung tăng vui đùa trong khu chứng tích Sơn Mỹ khiến lòng ông bồi hồi, xục động.

le dang huong o khu chung tich son my - 9

le dang huong o khu chung tich son my - 10

le dang huong o khu chung tich son my - 11

Ông cảm phục nghị lực phi thường của người dân nơi đây đã vượt lên nỗi đau, xây dựng cuộc sống phát triển như ngày hôm nay. "Tưởng nhớ nạn nhân trong vụ thảm sát Mỹ Lai, tôi cầu mong đau thương đừng lặp lại như chuyện ở Sơn Mỹ, cầu mong không còn tiếng súng, thế giới mãi mãi hòa bình", cựu phóng viên chiến trường ao ước.

le dang huong o khu chung tich son my - 12

le dang huong o khu chung tich son my - 13

Trong khi đó, dù không đến dự nhưng ông Billy Kelly, cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam đã gửi 504 hoa hồng dâng lên 504 thường dân Sơn Mỹ bị sát hại kèm theo dòng tâm sự trên tấm thiệp: "Một cựu binh Mỹ vì hòa bình. Mãi không quên".

Suốt nhiều năm qua, cứ đến tháng 3, cựu binh Mỹ Billy Kenlly mang 504 bông hồng kèm theo tấm thiệp chia sẻ đau thương đến khu chứng tích Sơn Mỹ nguyện cầu cho 504 linh hồn nạn nhân bị thảm sát được siêu thoát. Ông cầu nguyện thế giới không còn cảnh chiến tranh, mọi người cùng chung tay xây dựng vì cuộc sống hòa bình.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Thu

CLIP HOT

Dòng người, xe ùn ứ ngiêm trọng tại cửa ngõ miền Tây
Dòng người, xe ùn ứ ngiêm trọng tại cửa ngõ miền Tây

Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là tết, nhu cầu đi lại, mua sắm của người dân tăng cao, việc vận chuyển hàng hóa mùa tết gia tăng làm cho các tuyến đường, nhất là tại các giao lộ, trục đường chính kết nối các tỉnh, thành ra vào trung tâm thành phố quá tải và xãy tình trạng giao thông ùn ứ kéo dài.