Hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19
Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm, đề phòng tình huống nhiều nơi cùng bị lây nhiễm vào các khu công nghiệp, cần lấy mẫu xét nghiệm rất lớn.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân
Chiều 2/6, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã họp trực tuyến với UBND TPHCM, hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang về công tác phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã bàn về vấn đề xét nghiệm và đề nghị Bộ Y tế khẩn trương rà soát, ban hành quy trình xét nghiệm mới, kết hợp các công cụ, phương thức xét nghiệm đối với người nhập cảnh đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, hoặc cơ thể đã có miễn dịch, xét nghiệm không phát hiện virus SARS-CoV-2 thì rút ngắn thời gian cách ly tập trung (theo Bộ Y tế quy trình hoàn thiện có thể rút ngắn còn khoảng 1 tuần).
Trước thực tiễn vừa qua, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm, đề phòng tình huống nhiều nơi cùng bị lây nhiễm vào các khu công nghiệp, cần lấy mẫu xét nghiệm rất lớn. Việc này đã được thí điểm ở diện nhỏ, Ban Chỉ đạo đề nghị địa phương mở rộng diện thí điểm để đánh giá.
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương thúc đẩy các nhóm nghiên cứu công nghệ kết hợp để thúc đẩy các phương pháp, thiết bị xét nghiệm mới, đang được thử nghiệm, bởi việc lấy mẫu xét nghệm sàng lọc tầm soát diện rộng hiện nay vô cùng vất vả và tốn kém.
Về vaccine, các chuyên gia phân tích, Chính phủ, Ban Chỉ đạo ngay từ đầu dịch đã chỉ đạo nghiên cứu, phát triển vaccine phòng COVID-19 trong nước; tiếp cận, đàm phán mua vaccine từ tháng 5/2020. Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết dự kiến đến cuối năm 2021, nhiều khả năng chúng ta đủ vaccine tiêm cho 70% dân số (tương đương 150 triệu liều).
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều quan trọng nhất bây giờ là phải có vaccine càng sớm càng tốt, nhất là trước thời điểm tháng 10/2021. Bộ Y tế cần tạo mọi điều kiện để việc nhập khẩu vaccine thuận lợi, nếu vướng mắc Bộ Y tế không tháo gỡ được thì cần trình ngay lên Chính phủ. Nhưng chỉ là từ giờ đến tháng 10 thôi.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế phải có kế hoạch điều tiết nguồn vaccine (dù rất khó vì phụ thuộc vào tiến độ giao hàng của nhà cung cấp) tuyệt đối tránh tình trạng trước mắt chưa có vaccine, nhưng đến cuối năm 2021, hoặc đầu năm 2022 vaccine lại về dồn dập.
Tính đến ngày 1/6, cả nước đã hoàn thành tiêm chủng đợt 1, đợt 2 tổng số 1.041.948 liều/ 917.600 liều vaccine phân bổ, tỷ lệ sử dụng đạt 114%. Toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ sử dụng vaccine đạt trên 100%.
Ngày 16/5, Bộ Y tế tiếp nhận 1.682.400 liều vaccine phòng chống COVID-19 do COVAX Facility hỗ trợ và triển khai tiêm chủng từ ngày 27/5.
Ngày 1-6, Văn phòng UBND TP.HCM, có văn bản truyền đạt chỉ đạo của phó chủ tịch UBND TP Ngô Minh Châu về việc tạm dừng...