Hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” tại TP.HCM

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nhiệt độ tăng cao khiến môi trường sống của người dân TP.HCM đảo lộn, các nhà khoa học cảnh báo hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” đang diễn ra ở TP.HCM.

Hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” tại TP.HCM - 1

Nhiệt độ ngày càng cao khiến người dân ở TP.HCM ra đường phải mặc nhiều đồ chống nắng.Ảnh: Như Ngọc

ThS.Lê Chí Lâm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã cùng các đồng nghiệp sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 7 và Landsat 8 để tính chỉ số nhiệt độ bề mặt, qua đó đánh giá xu thế biến động không gian và thời gian của nhiệt độ bề mặt (LST), cùng chỉ số thực vật NDVI (dùng để các định độ che phủ thực vật trên bề mặt trái đất).

Bề mặt cảnh quan, lớp phủ xanh ở TP.HCM đang có sự thay đổi, do sự phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng, nhà ở, đường phố, bê tông hóa làm gia tăng bề mặt không thấm trong khu vực nội thành. ThS.Lê Chí Lâm cho biết, đó là những nguyên nhân gây nên hiện tượng gia tăng nhiệt độ ở các thành phố lớn so với nhiệt độ tại các vùng nông thôn. Sự khác biệt nhiệt độ giữa hai khu vực này có thể dao động từ 3 – 6 độ C, có khi lên đến 11-12 độ C. Hiện tượng chênh lệch nhiệt độ này được gọi là “đảo nhiệt đô thị”.

Kết quả nghiên cứu, có 4 ngưỡng nhiệt độ: ở mức thấp giao động từ dưới 24 độ C, mức trung bình từ 24 – 26 độ C, mức cao từ 26 – 28 độ C và rất cao từ 28 độ C trở lên, sự phân bố nhiệt độ chủ yếu khu vực phía bắc TP.HCM, đa số nằm trong khoảng LST từ 35 – 40 độ C, tập trung tại khu vực đô thị, khu vực dân cư thiếu cây xanh hoặc với mật độ cây xanh thưa thớt, các khu vực đất trống, tương ứng với sự suy giảm lớp phủ thực vật về phân bố không gian của độ phát xạ bề mặt, như quận 10, quận Gò Vấp, quận 11, quận Tân Phú.

ThS.Lê Chí Lâm giải thích là do khu vực đô thị có vật liệu bề mặt, vật liệu xây dựng là bê tông, đá, nhựa đường ... mang tính chất hấp thu nhiệt cao, hấp thụ bức xạ chiếu đến tốt và nhanh, nhưng phản xạ lại thấp. Trong khi đó, quá trình bốc hơi nước của bề mặt không thấm từ vật liệu này lại kém hơn so với bề mặt phủ đầy thực vật, cây xanh hoặc đất ẩm ướt.

Khoảng LST từ 30 đến 35 độ C tập trung ở khu vực cây xanh, đồng cỏ và đất nông nghiệp, chủ yếu ở Huyện Củ Chi và Huyện Bình Chánh và một phần Huyện Hóc Môn. Những khu vực này hoạt động sản xuất chủ yếu là canh tác nông nghiệp, trồng lúa và cây lương thực.

Khu vực có LST thấp hơn 30 độ C là khu vực rừng và mặt nước ven sông sài gòn. LST mặt nước thường có giá trị không đổi, dao động từ 20 – 30 độ C.

Kết quả phân bố không gian cho thấy, LST có năm cao hơn 40 độ C nằm rải rác tại các khu công nghiệp tập trung hoặc các khu vực có hoạt động sản xuất, được tìm thấy ở Khu Chế xuất Tân Thuận, KCN Linh Trung, KCN Tân Bình.

Hiện tượng “đảo nhiệt đô thị” tại TP.HCM - 2

Bác sĩ khuyến cáo người dân ra đường trong nắng nóng cao điểm nên che chắn kỹ, tránh nguy cơ bỏng da. Ảnh: Quỳnh Trần (VnExpress)

Kết quả tính chỉ số khác biệt thực vật NDVI qua các năm tại khu vực TP.HCM giai đoạn 2010 - 2020 giao động từ - 0,55 đến 0,95. Trong đó số thực vật phân bố nhiều nhất trên bản đồ chủ yếu ở khu vực Cần Giờ và rìa khu vực ngoại thành như Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi.

Thực vật phân bố ít nhất là ở khu vực trung tâm thành phố như Quận 1, Quận 3, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình,… nơi tập trung nhiều dân cư, nhà ở, khu công nghiệp, nhiều nơi mới được xây dựng, chiếm không gian sống của lớp phủ thực vật, làm gia tăng bề mặt không thấm.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT