Đào tạo cho người dân tộc biết đưa du khách về du lịch nhà mình

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đào tạo 6 tháng, ăn học miễn phí dành cho 19 học viên dân tộc tỉnh KonTum. Chương trình đào tạo cũng hướng đến việc duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa bản địa, lễ hội truyền thống, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đào tạo cho người dân tộc biết đưa du khách về du lịch nhà mình - 1

BTC trao tặng 19 học bổng, trị giá mỗi học bổng 45 triệu cho các học viên.

Sáng 10/4/2024, Câu lạc Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Đắk Hà và UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức lễ khai giảng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024.

Đào tạo cho người dân tộc biết đưa du khách về du lịch nhà mình - 2

Toàn cảnh Lễ khai giảng vào sáng 10/4/2024.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Kon Tum khoá I năm 2024 kéo dài 6 tháng, với sự tham gia của 19 học viên đã được UBND huyện Đắk Hà và UBND huyện Tu Mơ Rông lựa chọn, giới thiệu.

Chương trình có sự tham gia giảng dạy của giảng viên các trường đào tạo về du lịch, các chuyên gia du lịch…

Đào tạo cho người dân tộc biết đưa du khách về du lịch nhà mình - 3

"19 học viên được đào tạo sẽ trở thành người tiên phong tổ chức hoạt động du lịch tại hai huyện Tu Mơ Rông, huyện Đắk Hà nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung", ông Mạnh nhận xét.

Phát biểu tại lễ khai giảng, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, tỉnh có tiềm năng du lịch lớn nhưng vẫn ví như nàng công chúa ngủ trong rừng. Tuy nhiên để phát triển du lịch cần nhiều yếu tố, trong đó có nguồn nhân lực du lịch.

“Chương trình đào tạo có nhiều nội dung hay và thiết thực sẽ từng bước giúp du lịch Tu Mơ Rông có điều kiện phục vụ khách du lịch tốt hơn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và năng lực cạnh tranh du lịch”, ông Mạnh kì vọng.

Đào tạo cho người dân tộc biết đưa du khách về du lịch nhà mình - 4

Thông qua chương trình đào tạo, nguồn nhân lực du lịch tại các địa phương sẽ được nhân rộng, cách làm du lịch ở những nơi này sẽ chuyên nghiệp và bền vững; góp phần làm hài lòng du khách khi tới vùng đất Tây Nguyên còn nhiều gian khó này, ông Tấn chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tấn, Chủ tịch CLB Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam, sau khoá đào tạo, các học viên sẽ trở về địa phương, ngoài việc trực tiếp phục vụ khách, họ sẽ là các hạt nhân, truyền đạt lại kiến thức đã được học cho những người khác trong thôn bản của mình.

Nội dung đào tạo trong chương trình cũng hướng đến việc duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa bản địa, lễ hội truyền thống, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời hỗ trợ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số; giúp các doanh nghiệp du lịch tại địa phương nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ, tính chuyên nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển du lịch bền vững, ông Tấn nhấn mạnh.

Đào tạo cho người dân tộc biết đưa du khách về du lịch nhà mình - 5

Dịp này, CLB Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam cũng ký kết biên bản hợp tác với nhiều đơn vị, tổ chức, địa phương. Việc hợp tác này nhằm phát huy thế mạnh của các bên trong các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị; tăng cường hợp tác hỗ trợ, cùng nhau hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững, đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT