Cuộc đua triển khai ‘hộ chiếu vaccine’ tại Mỹ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Với tốc độ bao phủ vaccine nhanh, nhiều bang tại Mỹ đang triển khai “hộ chiếu vaccine” nhằm xác minh tình trạng tiêm chủng và xét nghiệm Covid-19 của người dân.

Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đang đe dọa đẩy nước Mỹ trở lại một vòng lặp cách ly xã hội khác. Chính quyền các bang, địa phương và thậm chí nhiều doanh nghiệp đang tìm cách đạt được sự cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng và nhu cầu kinh tế của quốc gia thông qua việc sử dụng thẻ xác minh tiêm vaccine điện tử, hay còn gọi là "hộ chiếu vaccine". Tuy nhiên, không giống bản thân vaccine, những tấm hộ chiếu này không hoàn toàn là viên đạn thần kỳ giúp chống lại Covid như người ta hy vọng.

Hộ chiếu vaccine dù ở dạng giấy hay điện tử đều có mục đích xác nhận rằng một người đã được tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ. Ngay từ những năm 1880, học sinh và giáo viên ở Mỹ đã được yêu cầu nộp bằng chứng về việc chủng ngừa bệnh đậu mùa trước khi tham gia các lớp học. Năm 1897, nhà khoa học người Nga Waldemar Haffkine đã phát triển một loại vaccine chống lại bệnh dịch hạch. Phương pháp điều trị đột phá của ông ngay lập tức được thực dân Anh ở Ấn Độ sử dụng. Để đảm bảo rằng các địa điểm hành hương của người theo đạo Hindu và đạo Hồi không biến thành các cụm bùng phát dịch bệnh, chính quyền địa phương bắt đầu yêu cầu mọi người phải tiêm phòng và mang theo bằng chứng trước khi vào các địa điểm này.

Với nhu cầu du lịch hàng không tăng mạnh trong nửa sau của thế kỷ 20, Liên Hợp Quốc đã thông qua các quy tắc tương tự vào năm 1951 và sau đó một lần nữa vào năm 1969, được gọi là Quy định Y tế Quốc tế (IHR). Những quy định này, cùng với sự bùng phát dịch sốt vàng da trên diện rộng, đã dẫn đến sự ra đời của "thẻ vàng", một loại giấy chứng nhận du khách quốc tế từng phải mang theo trong nhiều thập kỷ để xác minh được chủng ngừa trước nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Bệnh sốt vàng da hiện là căn bệnh duy nhất trong Quy định Y tế Quốc tế mà các quốc gia có thể yêu cầu bằng chứng tiêm chủng như một điều kiện để nhập cảnh.

Để đối phó với đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia cũng lựa chọn giải pháp hộ chiếu vaccine thế hệ mới. Israel có Green Pass, Đan Mạch có Coronapas, Liên minh châu Âu sử dụng Chứng chỉ Covid Kỹ thuật số EU, Trung Quốc cũng tung ra hộ chiếu vaccine của mình dưới dạng ứng dụng WeChat mini vào tháng 3. Ngay cả các doanh nghiệp tư nhân cũng đang xem xét triển khai các hệ thống của riêng mình. Chẳng hạn các hãng hàng không như United, JetBlue và Lufthansa đang triển khai CommonPass, một hệ thống được thiết kế để xác minh tình trạng tiêm chủng và xét nghiệm Covid-19 của hành khách quốc tế.

Cuộc đua triển khai ‘hộ chiếu vaccine’ tại Mỹ - 1

Ứng dụng Excelsior Pass có thể hiển thị bằng chứng tiêm chủng hoặc xét nghiệm Covid-19 âm tính. Ảnh: AP

"Đây có thể là một nhu cầu bình thường mới mà chúng ta sẽ phải giải quyết để kiểm soát và ngăn chặn đại dịch này", Tiến sĩ Brad Perkins, giám đốc y tế tại Commons Project Foundation, tổ chức phi lợi nhuận phát triển CommonPass, nói với New York Times vào tháng 12.

Chính quyền Biden tuyên bố không ủng hộ việc tạo ra một chương trình hộ chiếu vaccine ở cấp Liên bang. Tuy nhiên, Tổng thống vào đầu năm nay đã ban hành sắc lệnh hành pháp chỉ đạo Bộ Ngoại giao làm việc với WHO và các cơ quan hàng không và du lịch quốc tế để phát triển các tiêu chuẩn cho việc đi lại sau đại dịch.

"Chính quyền liên bang đang cân nhắc thận trọng về vấn đề chứng nhận vaccine hoặc vaccine hộ chiếu vaccine. Vì vậy, chúng tôi sẽ theo dõi sát sao những gì chính phủ đưa ra", Tomás Aragón, Giám đốc Sở Y tế Công cộng California, trả lời SFChronicle vào tháng tư. "Nếu chính quyền liên bang không phản hồi đủ nhanh, chúng tôi sẽ đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật mà chúng tôi mong đợi và cũng như tập trung vào việc đảm bảo rằng quyền riêng tư và công bằng được bảo vệ".

California gần đây đã triển khai hệ thống hồ sơ vaccine Covid-19 kỹ thuật số, cho phép người dùng truy cập dữ liệu của cơ quan đăng ký tiêm chủng California một cách an toàn. Đây chính là dữ liệu tiêm chủng trên thẻ giấy được cấp khi bạn tiêm phòng, cụ thể là tên, ngày sinh, ngày tiêm chủng và nhà sản xuất vaccine.

"Đây không phải là hộ chiếu. Nó cũng không phải là một yêu cầu bắt buộc. Hiện tại nó chỉ là phiên bản điện tử của giấy chứng nhận tiêm chủng", Thống đốc California Gavin Newsom giải thích trong cuộc họp báo vào tháng 6.

Hệ thống của California cũng có thể lưu trữ thông tin dưới dạng mã QR, cho phép các công ty và địa điểm kiểm tra chứng nhận đã tiêm phòng một cách dễ dàng. Mã QR được xây dựng dựa trên công nghệ Thẻ Y tế Smart, có nghĩa là chỉ những máy quét tương thích với Smart mới đọc được mã. Đây là một tính năng bảo mật được tích hợp sẵn để đảm bảo người khác không thể lén lút quét mã của bạn bằng trình đọc QR trên điện thoại của họ.

Khác với phương pháp sử dụng chung một hệ thống của California, New York áp dụng hai hệ thống xác minh vaccine cạnh tranh. Ở cấp tiểu bang, bạn đã có Thẻ Excelsior, hoạt động theo cách tương tự như hệ thống DCVR của California - lấy dữ liệu tiêm chủng trực tiếp từ cơ quan đăng ký của tiểu bang và tận dụng công nghệ Blockchain độc quyền của IBM để duy trì bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng. Ở cấp địa phương, thành phố New York triển khai một ứng dụng hộ chiếu của riêng mình, được đặt tên là NYC Covid Safe App.

Tuy nhiên, ứng dụng NYC Covid Safe hứng chịu nhiều chỉ trích vì tính bảo mật kém. Trong cuộc thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu vaccine của thành phố New York, Albert Cahn, CEO công ty công nghệ giám sát S.T.O.P nhận thấy ứng dụng dễ dàng chấp nhận hình ảnh chuột Mikey thay cho mã QR tiêm chủng thực tế do cơ quan y tế nước cấp.

Cahn nói: "Tôi đã tải lên một bức ảnh chuột Mickey khi đăng ký và sau đó nó hỏi bạn có xác nhận điều này là chính xác hay không. Bạn nhấp vào có. Và sau đó bạn hoàn tất".

Lỗi bảo mật nghiêm trọng này cũng được nhiều người dùng khác phát hiện, bao gồm nhà báo Cyrus Farivar ở San Francisco, người đã sử dụng thực đơn từ một cửa hàng BBQ địa phương làm ảnh xác minh tiêm chủng.

Laura Feyer, phát ngôn viên của Thị trưởng Bill de Blasio, cho biết: "Ứng dụng NYC Covid Safe được thiết kế với tính riêng tư và cho phép người dùng lưu trữ thẻ CDC và giấy tờ tùy thân của họ một cách kỹ thuật số".

"Chức năng của ứng dụng này thực sự đặt ra câu hỏi, tại sao thành phố lại tạo ra nó ngay từ đầu, bởi vì giống rất nhiều người dân New York đã được tiêm chủng khác, tôi đã chụp lại thẻ vaccine của mình từ nhiều tháng trước", Cahn nói.

Hơn nữa, tính bảo mật thiếu thông minh của ứng dụng NYC Covid Safe cũng khiến nó dễ bị những kẻ chống phá lợi dụng. Vì ứng dụng không xác minh độc lập bất kỳ thông tin nào mà nó đang hiển thị, thay vào đó dựa vào nhân viên của nhà hàng hay địa điểm nào đó đưa ra quyết định xem một bức ảnh QR có chính xác hay không. Những người xấu có thể dễ dàng tải lên ảnh của bất kỳ thẻ vaccine nào, cho dù nó đã được chụp, mua lại từ một người bạn hay mua trên thị trường chợ đen với giá 400 USD.

Cuộc đua triển khai ‘hộ chiếu vaccine’ tại Mỹ - 2

Nhân viên an ninh yêu cầu khách hàng cung cấp bằng chứng đã tiêm phòng khi họ bước vào một quán rượu ở New York. Ảnh: AP

Thẻ Excelsior Pass do chính quyền tiêu bang New York điều hành cũng gặp phải các vấn đề về quyền riêng tư. Đầu tiên, sự phụ thuộc của nó vào hệ thống Blockchain của IBM hầu như không cung cấp tính minh bạch về cách hệ thống thực sự hoạt động.

Hơn nữa, một thử nghiệm được thực hiện vào tháng 4 bởi Cahn phát hiện ra rằng ngay cả với sự đảm bảo của Blockchain, ứng dụng Excelsior Pass rất dễ bị hack. "Sau khi nhận được sự đồng ý từ một người dùng Excelsior Pass, tôi đã cố gắng tải xuống thẻ của họ, đăng nhập vào tài khoản bằng thông tin công khai từ mạng xã hội. Mười một phút sau, tôi đã có trong tay một bản sao thẻ Excelsior Pass của anh ấy, có giá trị sử dụng đến tháng 9", Cahn nói với Daily Beast.

"Ứng dụng của thành phố này thực sự đã nói lên tình trạng rối loạn của nó. Ở New York, sự cạnh tranh giữa thành phố và tiểu bang, chúng tôi có một thị trưởng và thống đốc không thể chịu đựng được nhau, và điều nó không thể giải quyết vấn đề", Cahn than thở. "Những ứng dụng này thất bại đến nỗi chúng ta có lẽ nên quay lại sử dụng chứng nhận giấy kiểu cũ".

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đăng Thiên - theo Engadget (Vnexpress)

CLIP HOT