Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đọc ngay những mẹo giữ ấm khi đi du lịch lên các vùng núi cao vào thời tiết băng giá để không bị cảm lạnh nhé!

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 1

Nên mặc đồ phù hợp khi đi ngủ

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch đầu tiên đó là bạn cần phải lựa chọn trang phục phù hợp. Việc đi lại cả ngày sẽ khiến chiếc áo của bạn thấm đẫm mồ hôi. Điều này khiến cơ thể ẩm ướt và rất dễ cảm lạnh. Nhất là vào mùa đông trên các vùng núi, điều này được coi là tác nhân số 1 gây nên sự khó chịu. Vì thế, sau 1 hành trình dài, khi về khách sạn, bạn hãy tắm rửa thật sạch sẽ và thay 1 bộ đồ phù hợp để đi ngủ nhé.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 2

Lựa chọn đồ ngủ phù hợp. Ảnh: Unsplash

Mang thêm miếng đệm ngủ

Nhiều người rất coi trọng vấn đề giấc ngủ. Vì thế, việc mang theo 1 miếng đệm ngủ thoải mái và nhỏ gọn của bản thân là mẹo giữ ấm khi đi du lịch vô cùng hữu ích. Đặc biệt với những du khách chọn hình thức cắm trại qua đêm trên các vùng núi cao, chiếc đệm ngủ này sẽ trở thành vũ khí siêu đặc biệt cho giấc ngủ êm ái và ngăn ngừa các vấn đề khó chịu đó.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 3

Miếng đệm ngủ sẽ giúp bạn thoải mái hơn. Ảnh: Entersge

Mang theo ủ tay

Tay và chân là 2 bộ phận rất dễ nhiễm lạnh. Hơn nữa, không phải lúc nào bạn cũng ngồi bên đống lửa hoặc lò sưởi cố định. Do đó, bạn nhớ chuẩn bị thêm đồ giữ ấm tay để đảm bảo toàn bộ cơ thể không bị lạnh. Cách giữ ấm khi đi du lịch này được rất nhiều người áp dụng và cảm thấy hài lòng đó. Ngoài ra, trên thị trường cũng bày bán rất nhiều các thiết bị ủ tay giá rẻ mà vẫn bắt mắt nên chẳng có lí do gì mà từ chối đúng không?

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 4

Ủ tay vì đây là bộ phận rất dễ bị lạnh. Ảnh: Daiga Ellaby

Chuẩn bị đồ ăn và đồ uống thật nóng

Khi trời lạnh, cơ thể bạn phải hoạt động nhiều để giữ ấm. Để cung cấp năng lượng cho cơ thể, hãy chuẩn bị cho mình 1 chút đồ ăn vặt và nước ấm. Các bạn nữ cũng đừng quá lo lắng về việc béo lên vì chuyến du lịch của bạn chắc chắn sẽ tiêu tốn rất nhiều sức lực và lượng lương thực bạn nạp vào chẳng là gì. Áp dụng ngay mẹo giữ ấm khi đi du lịch này để thoải mái lên vùng núi cao mà không sợ lạnh nhé.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 5

Đồ uống nóng rất tốt. Ảnh: Nathan Dumlao

Thức dậy và làm ấm người

Nhiều người thường có thói quen bật dậy và buổi sáng và đây hoàn toàn không phải là 1 điều tốt. Cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông tốt nhất và cũng nên áp dụng nhất đó là hãy thức dậy 1 cách từ từ và khởi động với những bài tập nhẹ nhàng. Sau 1 giấc ngủ dài, cơ thể cần được đánh thức 1 cách nhẹ nhàng và dần dần thay vì hoạt động 1 cách đột ngột đó.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 6

Thức dậy 1 cách từ từ. Ảnh: Unsplash

Chú ý phụ kiện mùa đông

Làm thế nào để giữ ấm vào mùa đông mà vẫn trông thật xinh xắn? Đây là câu hỏi băn khoăn của tất cả các cô gái khi đi du lịch. Vào ngày rét đậm, nếu không chú ý bảo vệ tai, cổ, tay, chân thì dù mặc áo khoác dày và ấm đến đâu, bạn vẫn bị lạnh như thường. Tuy nhiên, những vật giữ ấm này đôi khi khiến bạn cảm thấy thật cồng kềnh. Vì thế, hãy lựa chọn những phụ kiện nhỏ gọn, có màu sắc xinh xắn và trang trí bắt mắt nhé.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 7

Phụ kiện mùa đông là những items quan trọng. Ảnh: Giulia Bertelli

Đồ màu sẫm là lựa chọn tối ưu

Mặc đồ màu tối là mẹo giữ ấm khi đi du lịch không phải ai cũng biết. Lý do rất đơn giản vì màu sẫm hấp thu ánh sáng nhiều hơn màu sáng. Vì vậy, cho dù cùng 1 chất liệu, những đồ có màu sẫm thường hút nhiệt nhiều hơn và giữ ấm tốt hơn. Nếu bạn chưa biết thì chênh lệch về khả năng giữ ấm giữa một chiếc áo khoác trắng và đen có cùng chất liệu lên đến khoảng 2-3 độ C đó.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 8

Lựa chọn các tone màu tối để giữ ấm. Ảnh: Freestocks

Mặc nhiều lớp đồ mỏng để vừa ấm áp vừa thoải mái

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch này sẽ tư vấn bạn thứ tự mặc nhiều lớp đồ mỏng và gọn để giữ ấm thay vì mặc những lớp áo dày cộp. Trong cùng, bạn hãy mặc đồ giữ nhiệt, kế đến là trang phục thường ngày như áo len và ngoài cùng là áo khoác. Việc mặc nhiều lớp cũng sẽ giúp bạn linh hoạt thích nghi với sự biến đổi nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng lên thì bỏ dần từng lớp ra, khi nhiệt độ giảm xuống thì lại khoác dần từng lớp vào.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 9

Mặc nhiều lớp đồ theo thứ tự. Ảnh: Unsplash

Cởi áo khoác khi vào nhà

Nếu bạn đến 1 điểm thăm quan trong nhà nào đó và ở lại trên 20 phút thì mẹo giữ ấm khi đi du lịch bạn nên áp dụng đó là cởi áo khoác ra chứ đừng giữ nguyên trên người. Lý do là vì trong nhà thường ấm hơn bên ngoài nên nếu cứ mặc áo khoác, cơ thể bạn sẽ bị ấm quá mức. Đến khi ra ngoài, thân nhiệt bạn sẽ cao hơn môi trường xung quanh rất nhiều và sự chênh lệch nhiệt độ này rất dễ khiến bạn cảm lạnh đó.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 10

Cởi áo khoác khi vào nhà. Ảnh: Freestocks

Ngậm gừng và ăn chocolate

Hãy luôn có kẹo gừng, mứt gừng và chocolate trong túi nếu không muốn mang theo quá nhiều đồ ăn vặt. Vì gừng là thực phẩm giữ ấm rất hiệu quả nên chỉ cần ăn 1, 2 chiếc là nhiệt độ cơ thể của bạn cũng có thể tự điều chỉnh được. Ngoài ra, chocolate cũng có tính nóng nên giúp giữ ấm tốt và đặc biệt thơm ngon. Tuy nhiên, hiệu quả thì không được như gừng. Cân nhắc cách giữ ấm khi đi du lịch này lúc lên vùng cao để không lo bị lạnh nhé!

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 11

Mang theo gừng và chocolate. Ảnh: Foodness

Dùng kem dưỡng da

1 lớp kem dưỡng mỏng có thể giúp da bạn đủ khỏe để chống chọi lại với cái lạnh buốt da buốt thịt trên các vùng núi cao. Tuy nhiên, lại rất ít người biết đến mẹo giữ ấm khi đi du lịch này. Vào mùa lạnh, độ ẩm trong không khí càng cao thì bạn càng thấy lạnh. Bằng cách tạo ra một màng ngăn nước xâm nhập, kem dưỡng da có nhiều dầu sẽ giúp bạn chống chọi được với cái lạnh thấu xương của thời tiết đó.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 12

Kem dưỡng da cũng có tác dụng giữ nhiệt. Ảnh: Ian dooley

Sử dụng miếng dán giữ nhiệt

Nếu bạn đang có ý định du lịch Sapa hay Mộc Châu để cắm trại dài ngày thì đừng quên mang theo những miếng dán giữ nhiệt. Đây thực ra là các túi silicon chứa 1 dạng hóa chất sinh nhiệt khi có ma sát. Hãy dán chúng ngoài lớp áo và vào các bộ phận như lưng, đùi hay cánh tay để giữ nhiệt nhé. Mẹo giữ ấm khi đi du lịch này rất đơn giản phải không?

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 13

Sử dụng miếng dán giữ nhiệt ở phía trong. Ảnh: Unsplash

Tắm nước nóng và xông hơi nếu có thể

Thời tiết mùa đông lạnh giá mà được tắm nước nóng và xông hơi thì còn gì tuyệt vời bằng. Nhất là khi lên các vùng núi cao, cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông tốt nhất mà cũng thoải mái nhất thì chỉ có spa xông hơi. Hiện nay, các phòng tắm công cộng và những cơ sở xông hơi onsen mọc lên rất nhiều nên không quá khó khăn trong việc tìm kiếm.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 14

Spa và xông hơi giữ ấm rất hiệu quả. Ảnh: Unsplash

Chăn giữ nhiệt tiện lợi và nhỏ gọn

Những chiếc chăn giữ nhiệt và tiện lợi rất phù hợp để bạn mang theo vào mùa đông lạnh giá. Chúng là giải pháp hoàn hảo cho những phòng homestay không kín gió hoặc có hệ thống sưởi kém. Chất liệu loại chăn này làm từ cotton nên khá mềm và mịn. Thành phần của chăn không chứa chất gây kích ứng đối với những làn da quá mẫn cảm nên mẹo giữ ấm khi đi du lịch này nhất định bạn không nên bỏ qua đâu.

Mẹo giữ ấm khi đi du lịch để thoải mái lên vùng núi cao - 15

Mang theo chăn giữ nhiệt phòng trường hợp hệ thống lò sưởi kém. Ảnh: Unsplash

Có vô vàn mẹo giữ ấm khi đi du lịch lên các vùng núi cao mà nhất định bạn không nên bỏ qua. 1 chuyến đi ý nghĩa là 1 chuyến đi mà cơ thể khỏe mạnh và tinh thần cảm thấy phấn chấn. Vì thế, chẳng có lý do gì mà bạn lại thờ ơ vấn đề sức khỏe và để cho cơ thể bị nhiễm lạnh vào những ngày băng giá. Hãy áp dụng triệt để những biện pháp trên để có chuyến đi ý nghĩa nhé.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Mai Anh (Báo Thể Thao Việt Nam)