BÁI ĐÍNH, NGÔI CHÙA CÓ NHIỀU KỶ LỤC!

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

BÁI ĐÍNH, NGÔI CHÙA CÓ NHIỀU KỶ LỤC! - 1Ninh Bình là đất vua, chỉ cách Hà Nội 100km. Ở đây có quần thể di tích lịch sử văn hóa liên quan đến sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, tính từ thời Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông. Bất cứ ai đến Ninh Bình cũng phải một lần ghé chùa Bãi Đính, ngôi chùa có nhiều kỷ lục nhất Việt Nam

BÁI ĐÍNH, NGÔI CHÙA CÓ NHIỀU KỶ LỤC! - 2
Tượng Phật trong Điện Tam Thiên

Chùa nằm phía Tây Ninh Bình, cách trung tâm thành phố 15km, thuộc thuộc xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Núi Đính cao 187m, diện tích trên 150.000m2. Nơi này, vua Đinh Tiên Hoàng lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ trước khi kéo quân ra Bắc. Quả thật vậy, chỉ mới dừng xe ở ngay bãi giữ xe còn đang bề bộn của một công trường, chúng tôi đã thực sự choáng ngợp với sự to lớn của quần thể chùa Bãi Đính. Ở nơi đây có nhiều cái nhất: diện tích lớn nhất (539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới), có nhiều tượng La Hán (500 tượng) và có cả một khu rừng cây Bồ Đề với 100 cây chiết từ cây Bồ Đề ở Ấn Độ nơi Phật Thích Ca nhập niết bàn.

Mặc dù đến năm 2015 ngôi chùa mới mới hoàn thành, nhưng hiện tại, khi đến nơi, du khách đã thấy sự đồ sộ và to lớn của ngôi chùa. Nhìn từ xa, các dãy nhà mái ngói sậm đen chạy dài từ trên triền núi xuống, ngôi Điện Tam Thế nổi bật giữa trời xanh. Cạnh đó là Ngôi Bảo Tháp cao đang xây dựng dở dang. Nhưng dẫu chùa mới chưa hoàn thành, hàng ngày vẫn có hàng ngàn du khách ở mọi nơi tìm đến để tahm quan, chiêm ngưỡng ngôi chùa kỳ vĩ nhất Đông Nam Á này.

BÁI ĐÍNH, NGÔI CHÙA CÓ NHIỀU KỶ LỤC! - 3
Đền thờ Thiên sư Minh Không

Chúng tôi vừa dừng xe ngay bãi đậu xe, khá bất ngờ khi có một lực lượng Hướng dẫn viên (HDV) không chuyên đã sẵn sàng để hướng dẫn cho khách tham quan chùa. Các HDV đa phần là các cô gái ở Ninh Bình. Những cô gái mặc chemise trắng, quần tây màu sậm với chiếc dù che, có đeo bảng tên cho thấy là nhân viên của các Công ty Du lịch. Các cô gái khác lại mặc những chiếc áo dài màu xinh xinh. Cách tiếp cận của các HDV rất có văn hóa, không ào ào tranh cướp như ở nơi khác. Nếu khách đồng ý, với giá một tour hướng dẫn tùy đông hay ít khách từ 100-200 ngàn đồng, các HDV sẽ giới thiệu cho khách đường đi nước bước của chùa Bãi Đính mới, mà cổng chính đang xây dang dở ở gần đó. Đặc biệt, do đang trong thời kỳ xây dựng nên bãi giữ xe trở thành một cái “chợ tự phát.” Người dân tự che bạt bán nước mía, nước ngọt, cà phê, thức ăn…Nhưng có thể ghi nhận là giá cả ở đây ổn định, người buôn bán  rất niềm nở với khách.

Rất lanh lẹn, một đội quân gồm cả ô tô và xe máy đã có mặt. Anh Quân, khoảng 35 tuổi đã tiếp cận chúng tôi  “Các bác có thăm chùa cổ không? Các bác lên xe chúng em chở tới nơi, em xin mỗi bác 10 ngàn đồng thôi.” Chân ướt chân ráo lần đầu tiên tới chùa Bãi Đính, chúng tôi chỉ biết chùa nằm ở trên núi cao, nên với giá 10 ngàn đồng/ người thì cái giá không mắc. Chiếc xe 12 chỗ cũ mèm, nệm rách, không điều hòa cứ chồm lên chồm xuống băng qua các khu dân cư khoảng 10 phút thì tới một bãi đất trống. Anh Châu bảo: “Em chở các bác tới đây thôi. Các bác  leo lên 287 bậc thang là tới chùa cổ.”.

BÁI ĐÍNH, NGÔI CHÙA CÓ NHIỀU KỶ LỤC! - 4
500 tượng La Hán bằng đá

Chúng tôi phải leo lên chiếc thang gỗ để sẵn. Đến một con đường, đó là con đường để đến chùa mới xếp hàng dài là tượng những vị La Hán bằng đá với nhiều tư thế khác nhau. Tổng cộng  có 500 vị La Hán bằng đá xếp đặt được điêu khắc công phu, được làm bằng đá xanh lấy ở Ninh Bình, mỗi tượng cao 2.5 m, nặng khoảng 4 tấn. Mỗi tượng đều thể hiện sự sinh động từng động tác đến gương mặt.

Chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình lên 287 bậc thang, như cách nói của mọi người: “Có chịu gian khổ mới gặp được Phật”. Đây không phải là lần đầu tiên tôi phải chinh phục những bậc thang để vãn cảnh chùa hoặc đến một thắng cảnh. So với ngàn bậc thang lên Yên Tử hay 1.000 bậc thang tới Tượng chúa Ki tô ở Vũng Tàu thì 287 bậc thang ở đây  còn ít. Những bậc thang lót đá không đều nhau ấy cũng làm cho chúng tôi dừng chân nghỉ rất nhiều lần. Tất nhiên là như bất cứ cảnh chùa nào, ngay tức khắc có những người phục vụ bán hàng trên từng… bậc tam cấp. Đặc biệt, tại đây có bán những đồng xu hai mặt để làm quà. Các đồng xu theo 12 con giáp. Cô Ngân bán hàng, chừng 21 tuổi khẳng định đây là những đồng tiền làm ở Việt Nam, vì nếu Trung Quốc làm thì con mèo phải là con thỏ. Giá của 12 con giáp là 100 ngàn đồng, nhưng nếu biết trả giá thì chỉ còn chừng 40 ngàn đồng.

Cuối cùng chúng tôi cũng tới Đền Quốc Sư Nguyễn Minh Không (gọi là Lý Quốc Sư). Ngôi đền nhỏ nằm ở cạnh hang tối, nhìn xuống lũng là rừng bồ đề. Ông được biết đến với hình ảnh một Danh y, tìm ra nhiều loại thuốc chữa bệnh cho Vua và nhân dân. Ông còn là Ông Tổ của nghề đúc đồng. Trang trí trong ngôi điện của ông khá đơn sơ. Ở chính giữa điện là tượng của Ông bằng đồng. Bên phải  chiếc chuông khá lớn.

BÁI ĐÍNH, NGÔI CHÙA CÓ NHIỀU KỶ LỤC! - 5
Lối đi lên chùa Bái Đính cổ

Từ Đền Lý Quốc Sư, theo con đường tam cấp đến Hang Tối. Hang Tối thờ Mẫu và Tiên. Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng phẳng. Còn phía bên trái là hang Sáng gồm 7 hang trên cao, ở dưới sâu, thông nhau qua nhiều ngách đá. Phía trên cửa Hang Sáng có 4 chữ đại tự "Minh Đỉnh Danh Lam" khắc trên đá, do vua Lê Thánh Tông ban tặng có nghĩa là: “Lưu Danh Thơm Cảnh Đẹp”.

Từ chùa Bãi Đính cổ, chúng tôi đi trở lại các bậc tam cấp, đi chừng 50 bậc thì phía trái đã có một con đường đang làm dở dang. Những anh xe thồ đã đợi sẵn để chở khách qua chùa mới với giá 10 ngàn đồng/ người. Con đường vòng qua núi khoảng 400m. Chùa Bái Đính mới có diện tích rộng 80 ha, nhìn ra hồ Đầm Thị ở phía Bắc và xa hơn là sông Hoàng Long. Chùa gồm nhiều hạng mục: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu Học viện Phật giáo, khu đón tiếp... được xây dựng từ năm 2003. Xe thồ thả chúng tôi ngay Điện Tam Thế. Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao so với mặt n­ước biển là 76 m, dài 59.1 m, rộng hơn 40 m, mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim Phượng. Bên dưới Điện nơi buôn bán các văn hóa phẩm liên quan tới Phật Giáo. Trong Điện Tam Thế đặt 3 pho t­ượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng, mỗi tượng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Cổng Tam Quan của chùa Bái Đính mới dài 200m. Chiều cao tới đỉnh 16,5m, gồm 3 tầng mái lợp ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Hai bên cổng đặt 2 tượng Hộ Pháp bằng đồng cao 5,5m, mỗi pho nặng 12 tấn. Chi tiết trang trí kiến trúc chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Tháp Chuông có 3 tầng mái, mỗi tầng mái có 8 mái ghép lại, tổng cộng là 24 mái với 24 đầu đao cong vút lên, bên trong treo một quả chuông nặng 36 tấn được cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam". Phía dưới quả chuông đồng này là một chiếc trống đồng lớn nặng 70 tấn nằm trên nền tháp.

BÁI ĐÍNH, NGÔI CHÙA CÓ NHIỀU KỶ LỤC! - 6
Đội ngũ Hướng dẫn viên ở chùa Bái Đính – Ninh Bình chào đón du khách

K.V.T

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT