Khai vị: Câu chuyện văn hóa trên bàn tiệc

Không chỉ là những món ăn nhỏ trước bữa chính, món khai vị còn mang theo những thông điệp văn hóa sâu sắc. Từ "hors-d’oeuvre" của Pháp đến "zakuska" của Nga, từ meze của Hy Lạp đến những món nhắm của Việt Nam, hãy cùng khám phá vai trò của món khai vị trong văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới.

khai vi: cau chuyen van hoa tren ban tiec - 1

Thuật ngữ hors-d’oeuvre xuất hiện lần đầu tiên trong ngôn ngữ Pháp vào năm 1596, nhưng không phải trong ngữ cảnh ẩm thực mà là kiến trúc. Khi đó, nó dùng để chỉ những công trình nhỏ được xây dựng tách biệt nhưng vẫn thuộc về tổng thể kiến trúc chính, chẳng hạn như một vọng lâu nằm bên ngoài cung điện.

Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 17, thuật ngữ này đã thay đổi ý nghĩa và trở thành một phần không thể thiếu trên bàn tiệc. Một số nhà sử học cho rằng chính các đầu bếp Pháp làm việc tại Nga đã đưa hors-d’oeuvre vào văn hóa ẩm thực, khi họ làm quen với phong tục ăn buffet của xứ sở bạch dương.

khai vi: cau chuyen van hoa tren ban tiec - 2

Những món khai vị tuy nhỏ bé nhưng lại mang theo nhiều thông điệp văn hóa phong phú. Nhà văn ẩm thực Jean Anthelme Brillat-Savarin từng nói: “Hãy cho tôi biết bạn ăn gì, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai”.

Dù không trực tiếp đề cập đến món khai vị, câu nói này khẳng định rằng ẩm thực phản ánh đặc điểm văn hóa và phong cách sống của một cộng đồng. Món hors-d’oeuvre chính là sự khởi đầu nhẹ nhàng cho một bữa tiệc, thể hiện tinh tế gu thưởng thức của thực khách.

khai vi: cau chuyen van hoa tren ban tiec - 3

Thế kỷ 20, diễn viên hài Jack Benny đã khéo léo trào phúng khi mô tả hors-d’oeuvre là “một chiếc bánh mì kẹp thịt xông khói cắt thành 40 miếng”. Lời nói đùa này không chỉ cho thấy sự phổ biến của món khai vị trong đời sống Mỹ, mà còn nhấn mạnh sự đơn giản và hài hước trong cách nhìn nhận về ẩm thực.

Truyền thống phục vụ món khai vị thực ra đã có mặt từ lâu trong nhiều nền văn minh. Người Hy Lạp cổ đại thường ăn các món như ốc sên, nhím biển và bắp cải muối trước bữa chính. Ẩm thực La Mã cổ cũng có các món ăn nhẹ gồm phô mai, ô liu và rau gia vị. Khái niệm tương tự hors-d’oeuvre xuất hiện khắp nơi: meze của Hy Lạp, antipasto ở Ý, tapas của Tây Ban Nha, hay smorgasbord tại Scandinavia.

khai vi: cau chuyen van hoa tren ban tiec - 4

Riêng tại Nga, khái niệm zakuska đã tồn tại từ thế kỷ thứ 9, khi các bộ lạc Slav sống dưới ảnh hưởng Scandinavia. Ban đầu, zakuska chỉ đơn giản là một bàn tiệc với các món nguội, nhưng sau đó phát triển thành những món nhỏ đi kèm vodka. Đặc trưng của zakuska bao gồm trứng cá muối, salad muối chua và các loại thịt xông khói hoặc ướp muối.

Appetizers và Hors D’oeuvres: Sự khác biệt tinh tế

khai vi: cau chuyen van hoa tren ban tiec - 5

Dù thường bị nhầm lẫn và sử dụng thay thế cho nhau, appetizers và hors d’oeuvres thực chất là hai khái niệm có sự phân biệt rõ ràng.

Về thời điểm thưởng thức, hors d’oeuvres được phục vụ trước khi bữa ăn chính bắt đầu, thường xuất hiện trong các buổi tiệc đứng hoặc khi khách còn đang chờ vào bàn. Ngược lại, appetizers báo hiệu phần mở đầu của bữa ăn chính, nằm trong thực đơn được chuẩn bị để bổ sung và nâng tầm hương vị cho các món ăn tiếp theo. Hors d’oeuvres mang tính chất món ăn chơi độc lập, trong khi appetizers là một phần chính thức của bữa ăn.

khai vi: cau chuyen van hoa tren ban tiec - 6

Kích thước phần ăn cũng khác nhau giữa hai loại. Appetizers thường được thiết kế để khách có thể thưởng thức trong ba đến bốn miếng cắn, còn hors d’oeuvres nhỏ gọn hơn, chỉ gói gọn trong một đến hai miếng. Tương tự, số lượng món hors d’oeuvres có thể phong phú và đa dạng hơn nhiều trong một bữa tiệc, trong khi mỗi khách thường chỉ được phục vụ một loại appetizer duy nhất, dù cũng có ngoại lệ trong trường hợp các thực đơn phong phú hơn.

Xét về mục đích, hors d’oeuvres được xem là những "món ăn giao tiếp"—những phần nhỏ được chuyền tay hoặc phục vụ trên khay trong môi trường xã hội năng động, khi khách đang đứng và trò chuyện. Ngược lại, appetizers thường là món ăn mở đầu được bày biện trang trọng và phục vụ tại bàn, chuẩn bị cho hành trình thưởng thức tiếp theo.

khai vi: cau chuyen van hoa tren ban tiec - 7

Cách thức ăn uống cũng mang lại một điểm khác biệt. Hors d’oeuvres phần lớn được thiết kế để ăn bằng tay, tiện lợi và không cần dụng cụ, trong khi appetizers thường cần đến dao, nĩa hoặc thìa. Tuy nhiên, có nhiều ngoại lệ linh hoạt trong cả hai trường hợp, tùy thuộc vào phong cách ẩm thực và cách trình bày món ăn.

Dù có nhiều khác biệt, cả appetizers và hors d’oeuvres đều có chung một vài điểm quan trọng. Cả hai đều là những món ăn nhỏ gọn, thường không nhằm mục đích làm khách no bụng mà để kích thích vị giác và chuẩn bị cho trải nghiệm ăn uống phong phú hơn. Chúng cũng có thể được phục vụ dưới dạng nóng hay lạnh, mang hương vị ngọt, mặn, giòn, mềm tùy thuộc vào đặc trưng của từng món và hoàn cảnh phục vụ.

khai vi: cau chuyen van hoa tren ban tiec - 8

Cả hai loại món này phổ biến trong các bữa tiệc tối, đám cưới, sự kiện hay bất kỳ buổi họp mặt nào yêu cầu tính trang trọng hoặc thân mật.

Khai vị tại Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, ranh giới giữa hors d’oeuvres và appetizers đôi khi khá mơ hồ, nhưng chúng ta vẫn có thể phân biệt chúng dựa vào cách thức phục vụ và mục đích của món ăn.

Các món hors d’oeuvres, hay còn gọi là món nhắm hoặc món ăn chơi, thường xuất hiện trong các buổi tiệc đứng, tiệc cocktail hoặc được dọn ra trước bữa ăn chính khi thực khách đang chờ đợi món ăn chính thức.

khai vi: cau chuyen van hoa tren ban tiec - 9

Điểm đặc trưng của chúng là kích thước nhỏ gọn, dễ cầm nắm và thưởng thức bằng tay. Những món như gỏi cuốn, với bánh tráng cuốn tôm, thịt, rau sống và bún chấm cùng tương hoặc nước mắm pha, mang đến sự thanh mát và tinh tế.

Nem chua rán, một món ăn vặt phổ biến với lớp vỏ giòn tan và hương vị đậm đà, thường được ăn kèm tương ớt cay nồng. Chả giò, món truyền thống trong các dịp lễ tết, được làm từ nhân thịt, miến và rau củ cuốn trong bánh đa nem rồi chiên vàng giòn, là ví dụ điển hình khác.

khai vi: cau chuyen van hoa tren ban tiec - 10

Bánh mì nướng bơ tỏi giòn thơm hay các loại nộm như nộm gà xé phay, nộm tai heo đều là những món nhắm góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm ẩm thực.

Ngược lại, appetizers thường được phục vụ khi thực khách đã ổn định chỗ ngồi trong các bữa tiệc chính. Đây là những món khai vị mở màn, kích thích vị giác và chuẩn bị cho thực đơn tiếp theo.

Chúng thường lớn hơn và được ăn bằng dụng cụ. Các loại súp như súp gà, súp măng tây, hay súp bí đỏ đều mang lại sự nhẹ nhàng và ấm áp. Salad Nga hay salad rau củ với sự tươi mát và đa dạng hương vị thường làm tăng sức hấp dẫn của bữa ăn.

Gỏi ngó sen tôm thịt với ngó sen giòn tan, tôm tươi ngọt, thịt heo mềm cùng nước mắm chua ngọt là lựa chọn khai vị phổ biến, đem đến sự cân bằng tinh tế trong bữa tiệc truyền thống Việt Nam.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hàn Mai

CLIP HOT