VÌ SỰ AN TOÀN CỦA DU KHÁCH

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

 Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiều bãi tắm đẹp, thơ mộng, hàng năm thu hút trên 10  triệu du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tắm biển. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng cho du khách khi vui chơi tắm biển là một trong những vấn đề được chính quyền địa phương và ngành Du lịch ưu tiên quan tâm hàng đầu, coi đây là biện pháp nâng cao uy tín cho thương hiệu du lịch tỉnh nhà

VÌ SỰ AN TOÀN CỦA DU KHÁCH - 1

 Nhằm phục vụ tốt việc đón và phục vụ du khách đến tham quan du lịch tại Tỉnh nhà, ngoài những sản phẩm mới được đưa vào kinh doanh, Bà Rịa-Vũng Tàu còn xây dựng được một mạng lưới cấp cứu thủy nạn tại các bãi biển, hồ bơi. Mô hình này từng được nhiều địa phương trong nước học tập kinh nghiệm.

 Trước nhu cầu cấp bách và cần thiết về công tác cứu hộ, cứu nạn cho du khách trong kinh doanh du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác cấp cứu bờ biển ngày càng chuyên nghiệp hơn phủ kín tại các bãi tắm bảo vệ an toàn, tạo tư tưởng an tâm thoải mái cho khách du lịch khi đến tham quan, nghỉ mát và tắm biển trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng TàuT; hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn, rủi ro do biển gây ra. Ngành Du Lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức tổ chức 2 khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cấp cứu thuỷ nạn cho Học viên là đội ngũ nhân viên cứu hộ thuộc Ban Quản lý các Khu Du lịch các huyện và các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ du lịch biển, hồ bơi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhằm bổ sung cũng như nâng cao kỹ thuật cấp cứu người bị nạn. Đây là một hoạt động nhằm góp phần huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia bảo đảm an toàn, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho du khách khi đến tham quan du lịch, tạo trong lòng du khách những hình ảnh tốt đẹp và thân thiện nhất của du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu.

VÌ SỰ AN TOÀN CỦA DU KHÁCH - 2

Bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế cuả Ngành Du Lịch, vẫn còn nguy cơ gây thương tích và tai nạn đe dọa sự an toàn của du khách từ các bãi tắm, đó là các ao xoáy, những bãi đá ngầm, các dòng nước chảy xiết, hướng gió… sẽ tạo ra  nguy cơ đe dọa sự an toàn của du khách nếu không có những cấp cứu viên bờ biển, sẵn sàng cứu hộ khi khẩn cấp. Lực lượng cấp cứu viên của các Ban Quản lý các Khu Du lịch trên địa bàn tỉnh có nhiệm vụ trọng tâm cứu vớt và hồi sức kịp thời khi có tai nạn do tắm biển, hồ bơi xảy ra… Đến nay, toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cấp cứu viên chuyên trách hùng hậu và chất lượng, làm việc tại các bãi biển. Các anh đã làm công việc thầm lặng suốt ngày làm bạn với nắng, cái gió của biển khơi nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, nên tình hình vệ sinh môi trường và an toàn trật tự tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh được đảm bảo tuyệt đối không để xảy ra trường hợp đáng tiếc cho du khách khi tắm biển. Lực lượng cấp cứu bờ biển trải đều toàn tuyến biển dài trên 70km, ngoài ra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã có nhân viên cứu hộ của đơn vị, chủ động trong việc đảm bảo an toàn cho du khách trong khu vực của mình.

VÌ SỰ AN TOÀN CỦA DU KHÁCH - 3

Anh Đoàn Văn Công, công tác tại Khu Du lịch Biển Đông (Vũng Tàu) là Học viên lớp học, tâm sự: “Các Học viên lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cấp cứu thủy nạn luôn phấn đấu nỗ lực, hoàn thành tốt chương trình học tập để hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ du khách. Với tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi cương quyết không bỏ mặc du khách và sẵn sàng cấp cứu kịp thời khi phát hiện tín hiệu kêu cứu”.

Bà Rịa-Vũng Tàu phải là một điểm đến an toàn thân thiện của du khách. Lực lượng cứu hộ bờ biển đã và đang góp phần xây dựng nên hình ảnh đó.

VÌ SỰ AN TOÀN CỦA DU KHÁCH - 4

Ông Huỳnh Thanh Sơn - Ban Quản lý các Khu Du lịch TP.Vũng Tàu, Ban Huấn luyện lớp học:

Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành, nghề cấp cứu thủy nạn phục vụ du khách của Ngành Du lịch địa phương ngày một tốt hơn, Ban Huấn luyện đã đem hết công sức giảng dạy những phương pháp cứu hộ thủy nạn đảm bảo an toàn tính mạng cho du khách, tạo sự yên tâm thoải mái và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tắm biển hồ bơi cho du khách. Để trở thành cấp cứu viên chuyên nghiệp, Học viên phải có sức khỏe tốt và trải qua khóa đào tạo, huấn luyện nghiêm ngặt và hàng năm phải liên tục bồi dưỡng kỹ năng và rèn luyện thể lực. Việc cứu hộ cứu nạn trên biển chủ yếu dựa vào sức người là chính, không phải cứ phát hiện người bị nạn thì bơi ra đưa nạn nhân vào là được, trong những trường hợp đặc biệt, nếu không có kinh nghiệm và không nhanh trong việc xử lý tình huống có thể sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thân người cứu hộ”.

VÌ SỰ AN TOÀN CỦA DU KHÁCH - 5

K.L     

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT