XÃ HỘI ĐÔ THỊ VĂN MINH VÀ NẾP SỐNG THỊ DÂN?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

XÃ HỘI ĐÔ THỊ VĂN MINH VÀ NẾP SỐNG THỊ DÂN? - 1

Cuốn sách Nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, dược biên tập từ công trình nghiên cứu có cùng tên của Ông Nguyễn Sỹ Nồng – nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh và Ông Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng cung với các cộng sự tiến hành trong 2  năm, từ 2011-2013.

Việt Nam hiện nay có hơn 750 điểm dân cư đô thị với khoảng 25% dân cư đang sống ở thành phố và tỷ lệ này đạt đến 35% vào khoảng năm 2050. Các đô thị Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức như ngập nước, ô nhiễm môi trường, quá tải dân số, thiếu năng lực, thiếu nhà ở… Bên cạnh đó, có một thách thức không biểu hiện gay gắt ra bên ngoài, nhưng lại vô cùng quan trọng và không dễ vượt qua. Đó là chúng ta chưa xây dựng được một đô thị văn minh và một quần cư dân cư đô thị có nếp sống mới. Thực tế đã chứng minh, một khi không có được những “thị dân” đúng nghĩa mà chỉ có những người có nếp sống tùy tiện, tự phát, vô tổ chức, bất tuân luật pháp, thiếu tự trọng thì mọi cố gắng của chính quyền đều vô nghĩa. Một con kênh mất nhiều tiền bạc, công sức khơi dựng, nhưng dễ dàng bị hủy hoại bởi hành động xả rác của những người vô ý thức; một hành động bắt chẹt du khách nước ngoải của một tài xế taxi cũng đủ làm hoen ố hình ảnh của một thành phố mất bao công sức gây dựng bấy lâu.. Tuy nhiên, để xây dựng được một xã hội đô thị văn minh, một nếp sống thị dân hoàn thiện thì rất khó khăn, không phải một sớm một chiều, bởi nó là bài toán đa nhiệm của chính trị, kinh tế, văn hóa, luật pháp và phong tục, tập quán, thói quen. Do vậy, đó thực sự là một quá trình nỗ lực lâu dài, liên tục, bền bỉ từ nhiều phía: cơ quan công quyền, tổ chức xã hội, trường học, gia đình và bản thân mỗi cá nhân. Các nước Châu Âu, Bắc Mỹ có được nếp sống đô thị văn minh như ngày hôm nay phải mất hơn 200 năm, còn Hàn Quốc, Singapore cũng phải mất 50 năm. Thực tế, chúng ta đã phát động rất nhiều phong trào vận động xây dựng nếp sống mới, xây dựng đòi sống văn hóa khu dân cư, xây dựng xã, phường văn hóa, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một trong số các nguyên nhân đó là các cơ quan chức năng thiếu những cơ sở lý thuyết và thực tiễn để xây dựng các chính sách. Đôi khi chúng ta tỏ ra có phẩn nôn nóng, chủ quan, duy ý chí, các kế hoạch, các chương trình hoạt động nhiều khi rất ngẫu hứng. Rõ ràng, đã đến lúc,  chúng ta cần phải có những nghiên cứu căn cơ để trả lời một loạt nhưng câu hỏi như: Có thể xây dụng được không một nếp sống thị dân, một xã hội văn minh ngay cả khi chưa có được một hệ thống cơ sở hạ tầng và điều kiện sống hiện đại hay phải chờ đợi đến khi có được một cơ sở vật chất tuong ứng mới tiến hành công cuộc này? Những gì có thể kế thừa được từ văn hóa làng xã, từ quá khứ của thành phố này phục vụ cho việc xây dựng một đô thị văn minh? Thế nào là nếp sống thị dân và nó có những tiêu chí gì? Việc xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh cần phải bắt đầu từ đâu, từ những nguồn lực này và bằng những giải pháp nào?

Với một thái độ lao động nghiêm túc, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu chủ đề này cùng lúc cả hau cấp độ lý thuyết và thực tiễn, trên hai chiều kích lịch đại và dồng đại. Trên cơ sở nhận thức, đây là một nghiên cứu thiên về ứng dụng, kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc xây dựng chính sách, cho nên nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 600 người cùng hàng chục cuộc phỏng vấn sâu, hàng chục cuộc thảo luận, hội thảo. Chính sự cẩn trọng này đã mang lại sự an tâm cho người đọc và người sử dụng về độ tin cậy của các số liệu, cũng như các giải pháp đưa ra.

Một nghiên cứu cho dù có kỹ lưỡng tới đâu, nhọc lòng đến đâu thì cũng không sao trả lời hết tất cả các câu hỏi liên quan đặt ra chung quanh nó và tất nhiên không tránh khỏi những sai sót, những điều chưa hoàn thiện. Huống hồ, các tác giả đang chạm tay tới một vấn đề rất khó, rất phức tạp mà lâu nay có nhiều tranh luận, bàn cãi, bởi bản thân vấn đề nghiên cứu “nếp sống thị dân” chứa đựng trong nó sự đa dạng, mâu thuẫn, trái chiều nhau như chính cơ thể đô thị. Tuy vậy, tôi có quyền hy vọng các cán bộ trong cơ quan công quyền các cấp, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các bạn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, bạn đọc sẽ tìm thấy ở đây những điều bổ ích cho công việc chuyên môn của mình.

Tôi rất hân hạnh được giới thiệu cuốn sách này tới bạn đọc. Để kết thúc lời giới thiệu, tôi muốn dẫn ra đây lời của nguyên Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu nhằm cổ súy cho giá trị của tác phẩm này: “Nếu chúng tôi không nỗ lực thuyết phục dân chúng thay đổi cách sống thì hẳn là chúng tôi có một xã hội thô lỗ hơn, khiếm nhã hơn, tục tĩu hơn. Singapore không được coi là xã hội có học thức, có văn hóa nếu chúng tôi không xấu hổ để bắt đầu cố gắng trở thành một xã hội có học thức, có văn hóa trong thời gian ngắn nhất có thể. Đầu tiên, chúng tôi giáo dục và hô hào dân chúng. Sau đó, chúng tôi thuyết phục và lôi kéo số đông, chúng tôi lập pháp để trừng phạt những thiểu số ngoan cố. Điều này khiến cho Singpore trở thành một xã hội có lối sống thú vị hơn”

TPHCM, tháng 2-2014

PGS.TS. NGUYỄN MINH HÒA

Trưởng Khoa Đô thị học, Trường ĐH KHXH&NV, TPHCM

Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị TPHCM

Phó Chủ tịch Hội đồng Mạng lưới Phát triển đô thị bền vững Châu Á

 

Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh phát hành, xuất bản tháng 1/2014

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT