Vingroup kéo bất động sản bứt phá, VN-Index tiến tới 1.500 điểm

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa đầu tuần trong sắc xanh tích cực và duy trì đà tăng suốt phiên giao dịch ngày 14/7. Kết thúc phiên, VN-Index tăng 12,66 điểm (+0,87%) lên 1.470,42 điểm, tiệm cận mốc 1.500 điểm và chỉ còn cách đỉnh lịch sử 58 điểm. Chỉ số VN30 cũng tăng 11,65 điểm (+0,73%) lên 1.605,66 điểm, HNX-Index tăng 0,80 điểm lên 239,61 điểm. UPCoM-Index là chỉ số duy nhất giảm nhẹ 0,05 điểm xuống 102,67 điểm.

Vingroup kéo bất động sản bứt phá, VN-Index tiến tới 1.500 điểm - 1

Tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường đạt 1,53 tỷ cổ phiếu, giá trị tương ứng 34.366 tỷ đồng. Trong đó, sàn HOSE ghi nhận thanh khoản vượt 31.000 tỷ đồng. Riêng rổ VN30 ghi nhận giá trị giao dịch hơn 13.800 tỷ đồng, cho thấy dòng tiền vẫn tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Tâm điểm của thị trường tiếp tục là nhóm cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là các mã thuộc hệ sinh thái Vingroup. Cổ phiếu VIC tăng 4,63%, lên mức 113.000 đồng/cổ phiếu, đóng góp 4,69 điểm cho VN-Index, cao nhất toàn thị trường. VHM cũng tăng 1,02% lên 88.800 đồng, đóng góp 0,86 điểm. 

Cùng chiều, nhiều mã bất động sản khác bứt phá mạnh như DXG (+6,74%), DXS, LDG, HDC đều tăng trần, PDR (+4,8%), KDH (+3,14%) và KBC (+3,09%). Ngành bất động sản là nhóm tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 2,11% trong ngày và 66,18% tính từ đầu năm.

Ngành tài chính ghi nhận sự phân hóa nhẹ, tuy nhiên vẫn duy trì sắc xanh. Đáng chú ý là cổ phiếu VPB tăng 4,22% lên 21.000 đồng, mức cao nhất trong vòng 3 năm, dẫn đầu về thanh khoản với hơn 63,3 triệu cổ phiếu được sang tay, tương đương hơn 1.321 tỷ đồng. Các cổ phiếu ngân hàng khác như BID (+0,91%), TCB (+0,43%), EIB (+3,27%) và STB (+0,63%) cũng có diễn biến tích cực.

Ở chiều ngược lại, một số mã ngân hàng lớn vẫn chịu áp lực điều chỉnh như VCB (-0,48%), CTG (-0,67%), LPB (-0,45%) và SHB (-0,35%), khiến chỉ số bị kìm hãm phần nào trong phiên.

Khối ngoại tiếp tục đà mua ròng nhẹ phiên thứ 9 liên tiếp với giá trị 53,76 tỷ đồng trên cả ba sàn, giảm đáng kể so với các phiên hơn nghìn tỷ đồng trong tuần qua. Trong đó, cổ phiếu VPB được mua ròng mạnh nhất với 203,08 tỷ đồng, theo sau là FPT (+64,76 tỷ), MWG (+54,21 tỷ) và FUESSVFL, DXG.

Ở chiều bán, HPG bị xả mạnh nhất với 298,16 tỷ đồng, tiếp theo là GEX (-105,70 tỷ), CTG (-96,56 tỷ) và GMD (-94,86 tỷ). Đây là phiên đầu tiên trong tháng mà HPG bị bán ròng mạnh như vậy, chấm dứt chuỗi hút vốn kéo dài trước đó.

Về diễn biến, phiên sáng ghi nhận sự rung lắc mạnh, có thời điểm VN-Index lùi về dưới 1.450 điểm. Tuy nhiên, lực cầu gia tăng mạnh trong phiên chiều, đặc biệt ở nhóm bất động sản và ngân hàng, giúp chỉ số nhanh chóng lấy lại sắc xanh và đóng cửa ở vùng cao nhất ngày.

Tính đến cuối phiên, độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 430 mã tăng, 331 mã giảm và 802 mã đứng giá. Trong rổ VN30, 18 mã tăng so với 11 mã giảm.

Theo báo cáo của Yuanta, chỉ báo tâm lý ngắn hạn đã bước vào vùng "lạc quan quá mức", thể hiện qua đà tăng mạnh liên tiếp 7 phiên và sự gia tăng nhanh chóng của dòng tiền đổ vào cổ phiếu. Điều này được củng cố bởi tín hiệu từ thị trường quốc tế như khả năng Fed có thể cân nhắc giảm lãi suất trong quý III đang tăng lên sau những áp lực từ nội bộ chính trị Mỹ. Điều này nếu thành hiện thực, có thể trở thành cú hích quan trọng cho các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng theo Yuanta, thị trường đang có dấu hiệu phân hóa khi lực bán đang tăng trở lại tại các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Trong khi đó, nhóm vốn hóa lớn như tài chính và bất động sản vẫn là nơi tập trung dòng tiền.

Phiên giao dịch ngày 14/7 tiếp tục duy trì đà tăng của thị trường với sự hỗ trợ rõ nét từ nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng. Dòng tiền nội - ngoại đều tích cực, dù cho có sự sụt giảm mạnh trong mua ròng của khối ngoại. Tuy vậy, các tín hiệu tâm lý cho thấy sự lạc quan đang ở mức cao, trong khi thị trường bắt đầu phân hóa. Đây có thể là giai đoạn mà nhà đầu tư cần quan sát kỹ hơn xu hướng dòng tiền cũng như các yếu tố ngoại biên như chính sách thuế quan và khả năng điều chỉnh lãi suất của Fed trong thời gian tới.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Kiên

CLIP HOT

Biển Phú Quốc sóng to, du khách vẫn thích tắm
Biển Phú Quốc sóng to, du khách vẫn thích tắm

Những ngày gần đây đảo ngọc Phú Quốc thường xuyên có mưa nhưng không ngăn được lượng khách đến các điểm vui chơi. Tại nhiều bãi biển sóng rất to nhưng du khách vẫn đổ xô tắm.