Techcombank “duyệt” loạt giao dịch phi tín dụng với Chủ tịch Hồ Hùng Anh và các lãnh đạo cấp cao

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank (mã chứng khoán TCB) vừa công bố loạt Nghị quyết Hội đồng quản trị đáng chú ý liên quan đến các giao dịch phi tín dụng với người nội bộ và người có liên quan, bao gồm Chủ tịch HĐQT và các Phó Chủ tịch.

Cụ thể, theo các Nghị quyết số 0216, 0217, 0218 và 0219/2025/NQ-HĐQT-TCB ban hành ngày 10/4/2025, Hội đồng quản trị Techcombank đã phê duyệt các hợp đồng giao dịch thuộc nghiệp vụ phi tín dụng với bốn cá nhân là ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT; ông Hồ Anh Ngọc – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là em ruột ông Hồ Hùng Anh; bà Nguyễn Thu Lan – Phó Chủ tịch HĐQT; và ông Nguyễn Cảnh Sơn – Phó Chủ tịch HĐQT.

Các hợp đồng này được thực hiện theo đề xuất tại Tờ trình số 03/17/2025/TT-RBG ngày 28/3/2025 từ Khối Ngân hàng Giao dịch và Định chế Tài chính (CIBG) và Khối Bán lẻ (RBG), căn cứ trên thẩm quyền phân cấp của Tổng Giám đốc.

Các hợp đồng có thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày ban hành nghị quyết. Đồng thời, Techcombank cũng chấm dứt hiệu lực các Nghị quyết số 0709, 0711, 0715 và 0716/2024/NQ-HĐQT được ban hành ngày 08/10/2024, thay thế bằng loạt nghị quyết mới lần này.

Techcombank “duyệt” loạt giao dịch phi tín dụng với Chủ tịch Hồ Hùng Anh và các lãnh đạo cấp cao - 1

Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh

Trong phụ lục đính kèm Nghị quyết, danh sách các công ty liên quan Chủ tịch Hồ Hùng Anh gồm Tập đoàn Masterise, Công ty Phát triển Bất động sản Masterise Homes, Chứng khoán Techcombank, Quản lý quỹ Techcombank… và 23 cá nhân có liên quan tới lãnh đạo nhà băng.

Được biết, giao dịch phi tín dụng là các giao dịch giữa ngân hàng và đối tác không liên quan đến cho vay hay cấp tín dụng, thường bao gồm thuê tài sản, hợp tác đầu tư hoặc mua bán dịch vụ. Khi các giao dịch này được thực hiện với lãnh đạo ngân hàng hoặc người thân của họ, chúng trở thành giao dịch với bên liên quan – cần được HĐQT phê duyệt để đảm bảo minh bạch và tránh xung đột lợi ích. Đối với nhà đầu tư, đây là thông tin này có thể phản ánh chiến lược tài chính nội bộ, sự dịch chuyển tài sản hoặc thay đổi cơ cấu sở hữu, từ đó ảnh hưởng đến đánh giá về quản trị doanh nghiệp và kỳ vọng đối với cổ phiếu.

Đáng chú ý, việc công bố thông tin này diễn ra ngay trong ngày thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến "hồi phục thần tốc", với VN30 có 30/30 mã tăng hết biên độ, sau khi thông tin Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày được công bố.

Trong đó, TCB là một trong những mã trụ tăng mạnh nhất trong phiên 10/4/2025, cùng với các ông lớn như VCB, BID, VIC và CTG. Mặc dù các giao dịch này không trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cốt lõi hay chỉ số tài chính hiện tại, nhưng vẫn được giới đầu tư đặc biệt quan tâm.

Một số phân tích cho rằng, việc liên tiếp cập nhật các giao dịch phi tín dụng với lãnh đạo cấp cao có thể là tín hiệu của hoạt động tái cơ cấu nội bộ, chiến lược chuyển dịch tài sản, hoặc định hướng tài chính dài hạn mới của TCB. Những động thái như vậy có thể tác động tới kỳ vọng định giá cổ phiếu trong trung hạn, nhất là trong bối cảnh nhóm ngân hàng đang lấy lại vị thế dẫn dắt thị trường.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Kiên

CLIP HOT

Dòng người, xe ùn ứ ngiêm trọng tại cửa ngõ miền Tây
Dòng người, xe ùn ứ ngiêm trọng tại cửa ngõ miền Tây

Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là tết, nhu cầu đi lại, mua sắm của người dân tăng cao, việc vận chuyển hàng hóa mùa tết gia tăng làm cho các tuyến đường, nhất là tại các giao lộ, trục đường chính kết nối các tỉnh, thành ra vào trung tâm thành phố quá tải và xãy tình trạng giao thông ùn ứ kéo dài.