Sóc Trăng kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 19.000 tỷ đồng đầu tư cảng biển Trần Đề

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Cảng biển Trần Đề có tổng mức đầu tư khoảng hơn 162.700 tỷ đồng, được chia thành 2 giai đoạn đầu tư. Tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ một phần vốn.

Ngày 29/10, lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết tỉnh đã gửi 2 công văn hoả tốc gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Giao thông - Vận tải về việc xem xét trình Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư bến cảng Trần Đề.

Theo công văn số 3489 và 3490 được Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp ký ngày 26/10, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 35,7 tỷ USD (xuất khẩu 24,2 tỷ USD, nhập khẩu 11,3 tỷ USD). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản, lúa gạo, trái cây, dệt may… trong đó ĐBSCL đóng góp 31% GDP ngành nông nghiệp cả nước; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: phân bón, chất dẻo, sắt thép, mày móc thiết bị…

Sóc Trăng kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 19.000 tỷ đồng đầu tư cảng biển Trần Đề - 1

Sóc Trăng kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 19.000 tỷ đồng đầu tư cảng biển Trần Đề - 2

Phối cảnh bến ngoài khơi cảng biển Trần Đề và cầu dẫn ra cảng.

Toàn vùng này hiện có 52 khu công nghiệp, 28 khu chế xuất, với tổng diện tích khoảng 17.300ha, trong đó có khoảng 9.000 ha đã được xây dựng (tỷ lệ lắp đầy đạt 53,5%); hàng hoá luân chuyển theo các phương thức vận tải đạt khoảng 35 triệu tấn.

Đối với dự án Cảng biển Trần Đề sơ bộ có tổng mức đầu tư khoảng hơn 162.700 tỷ đồng, được chia thành 2 giai đoạn đầu tư. Trong đó, giai đoạn khởi động đầu tư khoảng 44.695 tỷ đồng, giai đoạn hoàn thiện có vốn đầu tư hơn 118.000 tỷ đồng. Cảng biển Trần Đề đóng vai trò là cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL, có thể tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container trọng tải 100.000 DWT, tàu hàng rời 160.000 DWT.

Theo ước tính, trong giai đoạn khởi động, cảng biển Trần Đề cần nguồn vốn đầu tư công khoảng 19.403 tỷ đồng (chiếm 43% vốn) để đầu tư các hạng mục kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hàng hải, giao thông công cộng, như luồng tàu, đê chắn sóng, báo hiệu hàng hải, cầu vượt biển, đường giao thông kết nối từ điểm cuối cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tại Quốc lộ 91B đến bến cảng Trần Đề.

Trong đó, vốn đầu tư doanh nghiệp trong giai đoạn khởi động là hơn 25.290 tỷ đồng (chiếm 57% vốn) để triển khai các hạng mục như san lấp mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hậu cần, logistics, xây dựng cảng thuộc bến cảng Trần Đề.

Sóc Trăng kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 19.000 tỷ đồng đầu tư cảng biển Trần Đề - 3

Sóc Trăng kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 19.000 tỷ đồng đầu tư cảng biển Trần Đề - 4

Đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Trần Đề sẽ kết nối với cảng biển Trần Đề. Nơi đây có khu công nghiệp Trần Đề.

UBND tỉnh Sóc Trăng đánh giá dự án cảng biển Trần Đề có vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, được đầu tư trên địa bàn đặc biệt khó khăn, nên ngoài nguồn vốn kêu gọi xã hội hóa thì cần bố trí nguồn vốn ngân sách để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hàng hải, giao thông công cộng. Vì vậy, để giúp tăng tính hấp dẫn để kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân tương tự như các khu bến cảng cửa ngõ khác đã kêu gọi đầu tư trong thời gian qua như Lạch Huyện, Liên Chiểu.

Từ vấn đề trên, UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị 2 bộ xem xét, chấp thuận trình Thủ tướng Chính phủ đưa dự án cảng biển Trần Đề vào Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ là “dự án hoàn thành hồ sơ thủ tục đầu tư trong năm 2025 và triển khai đầu tư vào năm 2026; hỗ trợ ngân sách Trung ương đầu tư giai đoạn 2025- 2030, với tổng số vốn là 19.403 tỷ đồng”.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Duy Khang

CLIP HOT