Tổng cục Du lịch hưởng ứng Ngày Du lịch Thế giới 27/9

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hưởng ứng Ngày Du lịch Thế giới, sáng ngày 26/9, Tổng cục Du lịch tổ chức gặp mặt đại diện các Bộ, Ngành Trung ương, cơ quan báo chí, các đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch...Trong 9 tháng đầu năm 2013, Du lịch Việt Nam đã đón 5.490.274 lượt khách, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2012. Khách du lịch nội địa đạt 31 triệu lượt khách, tăng 11,0% so với năm 2012; tổng thu từ du lịch đạt 152.800 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2012. Cũng trong 9 tháng của năm 2013, Tổng cục Du lịch đã triển khai một khối lượng công việc khá đồ sộ, đó là:

 

Triển khai các quy hoạch, đề án, văn bản pháp luật

 

  - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành. Trên cơ sở đó, Tổng cục Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3 Quy hoạch phát triển du lịch vùng; chuẩn bị thực hiện tiếp một số quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng và 3 quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu du lịch quốc gia;

Tổng cục Du lịch hưởng ứng Ngày Du lịch Thế giới 27/9 - 1

- Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch ở Trung ương và các địa phương được kiện toàn, củng cố. Một số văn bản qui phạm pháp luật tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, tạo cơ sở củng cố công tác quản lý nhà nước về du lịch bao gồm: Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch; Thông tư quy định một số nội dung thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về khu du lịch, điểm du lịch; Dự thảo Quy chế tổ chức Lễ vinh danh và trao giải thưởng chất lượng Du lịch Việt Nam...

- Nhiều đề án đã được hoàn thành, trình phê duyệt triển khai bao gồm: Đề án phát triển Du lịch Biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020; Đề án Phát triển du lịch các tỉnh biên giới Việt Nam-Lào, Việt Nam-Campuchia đến năm 2020” và “Phát triển Du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020”. Hoàn thiện, trình phê duyệt triển khai dự thảo Chiến lược Marketing du lịch đến năm 2020 và Kế hoạch hành động 2013-2015. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đột phá năm 2012 và 2013 (nhà vệ sinh du lịch, tài khoản vệ tinh du lịch, E- marketing, chấn chỉnh môi trường du lịch).

Các hoạt động, sự kiện lớn

- Quảng bá du lịch ở nước ngoài: Thông qua các hoạt động do Bộ VHTTDL chủ trì tổ chức tại các nước, Du lịch Việt Nam tiếp tục được quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế: “Tuần Việt Nam tại Italia năm 2013”, tuần văn hóa, du lịch tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp..; Du lịch Việt Nam tích cực tham gia 05 Hội chợ Du lịch quốc tế: Hội chợ Travex- Lào, Hội chợ MITT-Nga, Hội chợ ITB-Đức, Hội chợ Du lịch quốc tế Quảng Châu, Hội chợ JATA tại Nhật Bản.

- Năm Du lịch quốc gia: Bộ VHTTDL phối hợp với Hải Phòng tổ chức Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia các tỉnh đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 với chủ đề “Văn minh sông Hồng”, với chuỗi các sự kiện được tổ chức bao gồm: Tuần Văn hóa - Du lịch đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng; Hội chợ Du lịch đồng bằng sông Hồng; chuẩn bị tổ chức  Hội thi Liên hoan ẩm thực, Lễ tân, Hướng dẫn viên Du lịch giỏi toàn quốc tại Hải Phòng.

- Hội chợ trong nước: Tổng cục Du lịch chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thành công 04 Hội chợ, bao gồm: Hội chợ Du lịch quốc tế VITM - Hà Nội; Hội chợ du lịch quốc tế biển, đảo Nha Trang; Hội chợ Du lịch quốc tế ITE HCMC; Hội chợ Du lịch quốc tế Đồng bằng sông Hồng mở rộng.

- Chương trình kích cầu: Đã đề xuất ban hành Chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ; tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch tại nhiều địa phương trong cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Ninh Bình và các địa bàn trọng điểm về du lịch.

- Chấn chỉnh môi trường du lịch: Ngày 04/9/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, bước đầu tạo nên sự chuyển biến tích cực phạm vi toàn quốc trong việc cải thiện môi trường du lịch.

- Nhiều hội nghị, hội thảo chuyên đề được tổ chức tạo diễn đàn để các bên trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tăng cường phối hợp công tư trong hoạt động du lịch: Hội thảo định vị thương hiệu Du lịch Việt Nam; các hoạt động gắn với ITE HCMC 2013 (Hội nghị Bộ trưởng Du lịch AMECS, hội thảo giới thiệu thị trường Nga, thị trường Ấn Độ, Thị trường Trung Đông…). Du lịch Việt Nam tiếp tục hội nhập trong khuôn khổ song phương và đa phương, tập trung vào hợp tác ASEAN, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS)...

- Các địa phương đã chủ động và liên kết tổ chức các sự kiện nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh thu hút khách du lịch, điển hình là: Tuần lễ Caraval (Hạ Long - Quảng Ninh), Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2013 (Đà Nẵng), Tuần Văn hóa- Thể thao- Du lịch (Hải Phòng), Festival biển đảo Nha Trang 2013 (Khánh Hòa), Festival Hành trình di sản lần thứ V (Quảng Nam)...

- Hàng loạt dự án khách sạn và nghỉ dưỡng lớn đã đi vào hoạt động hoặc chuẩn bị khai trương: Khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm Trip - 542 phòng, Khu du lịch Langura, Lăng Cô - 325 phòng, Khách sạn Havana, Nha Trang - 1200 phòng, Khách sạn Keang Nam, Hà Nội - 375 phòng, Khách sạn Mariot, Hà Nội - 475 phòng, Khách sạn Novotel, Đà Nẵng - 500 phòng, Khách sạn Mường Thanh, Sông Lam - 425 phòng.

- Đánh giá của cộng đồng quốc tế: Hà Nội lọt vào tốp 5 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á 2013; Đà Nẵng lọt vào tốp 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á 2013 (Tạp chí Smart Travel Asia). Việt Nam đứng thứ 4 khu vực ASEAN về thu hút khách du lịch quốc tế; 04 thành phố của Việt Nam được lọt vào danh sách 25 điểm đến của châu Á được ưa thích (TripAdvisor).

Nguồn: VP Tổng cục Du lịc

 (Báo Du lịch Việt Nam, Số 40, từ ngày 26/9 - 03/10/2013)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT