Rêu mốc sẽ sớm đưa chùa Cầu trở lại như xưa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lớp vật liệu quét phủ bên ngoài được dùng loại vôi tôi thủ công, loại này chỉ cần vài tháng là xuống màu và làm cho công trình cổ kính, đồng nhất màu sắc.

Rêu mốc sẽ sớm đưa chùa Cầu trở lại như xưa - 1

Di tích Chùa Cầu được quét sơn màu đỏ - màu sắc đã tồn tại từ trước năm 1985, thời điểm di tích này được công nhận là di tích cấp quốc gia. Ảnh: Q.T.

Sau khi Chùa Cầu được trùng tu, một số ý kiến cho rằng các chi tiết được thay thế mới tạo cảm giác không ăn khớp; màu vôi, ngói, tường lẫn cấu kiện được làm mới quá dày khiến di tích mất ít nhiều sự hoài cổ.

Tuy nhiên, cơ quan quản lý cho rằng, việc thay đổi màu sắc sau trùng tu là điều không thể tránh khỏi và Chùa Cầu sẽ sớm cũ màu như vốn có. Loại vật liệu dùng để trang trí lớp áo di tích Chùa Cầu sau khi trùng tu là vôi (vôi tôi). Vôi này khi mới quét xong nhìn có vẻ mới, nhưng gặp mưa gió và thời tiết ẩm ướt thì rêu mốc sẽ xuất hiện. Chùa Cầu sẽ sớm trở lại như xưa.

Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu có tổng mức đầu tư hơn 20,2 tỷ đồng; trong đó ngân sách tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 50%, ngân sách TP.Hội An bố trí 50%.

Dự án này được khởi công vào ngày 28/12/2022, trong quá trình tu bổ đã tiếp tục tham vấn kỹ lưỡng ý kiến của các chuyên gia về một số hạng mục quan trọng; đồng thời được UBND tỉnh gia hạn thời gian thi công tu bổ công trình bởi tính chất quan trọng của di tích này khi Chùa Cầu được xem là biểu tượng của đô thị cổ Hội An.

Trong quá trình tu bổ Chùa Cầu, cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn bởi có những ý kiến khác nhau về việc trùng tu một số hạng mục nhưng cuối cùng thì việc tu bổ đến nay đã hoàn thành, gần như không có gì thay đổi với hiện trạng trước đây.

Rêu mốc sẽ sớm đưa chùa Cầu trở lại như xưa - 2

Cận cảnh Chùa Cầu sau khi trùng tu. Ảnh: Q.T.

Được xây dựng khoảng 400 năm trước, Chùa Cầu không chỉ là biểu tượng nổi bật trong số hàng nghìn di tích, nhà cổ ở Hội An mà còn là điểm tham quan hấp dẫn của nhiều du khách khi đến Quảng Nam. Mặc dù đã qua 7 lần sửa chữa nhưng do vị trí nằm trong khu vực chịu nhiều tác động của thời tiết, thiên tai, môi trường tự nhiên và con người… khiến di tích ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy, việc triển khai và hoàn thành dự án tu bổ Chùa Cầu được xem là một cuộc đại phẫu giúp kịp thời cứu vãn di tích quốc gia đặc biệt này.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kỳ Phong