
Từ xe lửa nội đô đến tuyến hỏa xa đầu tiên của Việt Nam
Sài Gòn là nơi có đường xe lửa đầu tiên ở Đông Dương: đường tramway Sài Gòn - Chợ Lớn chạy bằng hơi nước khánh thành ngày 27/12/1881, chỉ sau 20 năm khi Pháp chiếm Sài Gòn.
Sài Gòn là nơi có đường xe lửa đầu tiên ở Đông Dương: đường tramway Sài Gòn - Chợ Lớn chạy bằng hơi nước khánh thành ngày 27/12/1881, chỉ sau 20 năm khi Pháp chiếm Sài Gòn.
Khi đến nhậm chức vào năm 1879, Thống đốc dân sự đầu tiên ở Nam Kỳ là ông Le Myre de Vilers đã tích cực khởi động các chương trình xây dựng cơ sở hành chính và hạ tầng ở Sài Gòn trong đó có các đường xe lửa Sài Gòn-Chợ Lớn, Sài Gòn-Mỹ Tho.
Bắt đầu từ năm 1911, các xe tramway lần lượt được điện hoá thành tàu điện thay vì chạy bằng hơi nước. Nhà máy điện Chợ Quán là nơi cung cấp điện cho các đoạn đường tramway Sài Gòn-Chợ Lớn.
Việc hoàn thành đường xe lửa từ Saigon đi Ma Lâm, Phan Thiết và đi Tour Cham-Xóm Gòn và từ đó đi Đà Lạt đã mở đầu cho làn sóng người Âu và Việt định cư lên Đà Lạt và cao nguyên Lang Biang.
Trên trục đường Lê Lợi, biển người reo hò chào đón các đoàn diễu binh, diễu hành đi qua, hàng nghìn người dân háo hức đón chờ, chào mừng các chiến sĩ.