Ngày 1/7/2025, việc sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai chính thức có hiệu lực theo Nghị quyết của Quốc hội, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về hành chính và phát triển vùng.
Trong bối cảnh này, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Kho bãi Nhơn Tân với hệ sinh thái công nghiệp đa ngành, sẵn sàng tận dụng lợi thế từ sáp nhập, cơ hội tiếp cận nguồn lao động, nguyên liệu, thị trường mới, chính sách ưu đãi đầu tư để bứt phá, khẳng định vị thế tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Bình minh Quy Nhơn
Tỉnh Gia Lai mới, với tổng diện tích 21.576 km² và dân số khoảng 3,54 triệu người, đặt trung tâm hành chính tại thành phố Quy Nhơn và khu hành chính mới tại Khu kinh tế Nhơn Hội. Quốc lộ 19 và dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku (dự kiến triển khai cuối 2025) tạo điều kiện kết nối “rừng - biển”, mang lại lợi thế lớn cho các ngành công nghiệp.
Là một trong những đơn vị tiên phong tại khu vực miền Trung, Công ty Nhơn Tân đang từng bước xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp đa ngành, bài bản và có định hướng chiến lược rõ ràng.
Đô thị xanh Quy Nhơn.
Dự án CCN Nhơn Tân 1 tại xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
Trọng tâm phát triển của doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực như:
Hạ tầng công nghiệp: với ba dự án đang triển khai nằm dọc trục kết nối Bình Định – Gia Lai. CCN Nhơn Tân 1 (65 ha, vốn đầu tư hơn 965 tỷ đồng) và CCN Bình Tân (30 ha, hơn 135 tỷ đồng) đều tọa lạc tại các vị trí thuận lợi trên tuyến Quốc lộ 19, đóng vai trò là cửa ngõ công nghiệp hướng lên Tây Nguyên. Đáng chú ý, CCN thị trấn Vân Canh (75ha, vốn gần 394 tỷ đồng) sẽ khởi công từ 1/2026 và vận hành vào cuối 2027, góp phần hình thành trung tâm công nghiệp mới tại khu vực giáp ranh phía đông của tỉnh Gia Lai sau sáp nhập.
Sản xuất viên nén, dăm gỗ và chế biến vật liệu gỗ tại Công ty Cổ phần Năng lượng xanh Nhơn Tân và CCN thị trấn Vân Canh tại Bình Định. Dự án hướng đến tận dụng lợi thế quỹ đất lớn, vị trí gần vùng nguyên liệu và thuận lợi trong kết nối sang khu vực Tây Nguyên.
Toàn cảnh đô thị Quy Nhơn
Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng tại huyện Tuy Phước, Vân Canh, Quy Nhơn. Sáp nhập Bình Định – Gia Lai là cơ hội vàng để Nhơn Tân khẳng định vị thế với hệ sinh thái công nghiệp đa ngành. Với chiến lược phát triển bền vững và tầm nhìn đô thị hóa, Nhơn Tân không chỉ góp phần vào sự bứt phá của tỉnh Gia Lai mới, mà còn đồng thời từng bước trở thành biểu tượng cho động lực tăng trưởng kinh tế miền Trung và Tây Nguyên.