Kỳ 2: Một miền Nam hữu Phật, phi Nho
Nhà Nguyễn lấy Phật giáo Đại thừa làm ý thức hệ chủ đạo cho bộ máy cai trị mới. Với sự ủng hộ của nhà Nguyễn, Phật giáo nở rộ đến mức năm 1749, nhà lữ hành Pháp, Pierre Poivre, tường thuật rằng chỉ riêng ở quanh Huế đã có khoảng 400 ngôi chùa.
Kỳ 3: Phật giáo và sự hòa trộn tôn giáo ở Đàng Trong
Phật giáo – trong nhiều thế kỷ bị giới sĩ phu cuối thời Trần và Lê phê phán – lại trở thành tôn giáo chính, ở cả mức độ chính sách lẫn tín ngưỡng quảng đại ở Đàng Trong.
Kỳ 4: Những khía cạnh xã hội trong quá trình địa phương hoá của người Việt
Môi trường sống của người dân xứ Đàng Trong khá tương đồng với các nước láng giềng. Đất rộng người thưa, thiên nhiên trù phú. Điều này đã thúc đẩy người dân xứ Đàng Trong chủ động hòa nhập, tiếp thu các khía cạnh xã hội của các tộc người khác, đặc biệt là người Chăm để sinh tồn và phát triển.
Kỳ 5: Đàng Trong phát triển ngoại thương
Nền tảng nông nghiệp yếu ớt tại Đàng Trong thế kỷ 17 không thể đối đầu với lực lượng có ưu thế hơn hẳn ở Đàng Ngoài. Chính vì thế, họ Nguyễn đã thay đổi quan niệm truyền thống “trọng nông ức thương” của xã hội phong kiến, sang tư tưởng “trọng thương”, đặc biệt lấy ngoại thương làm động lực để phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.
-
Kỳ 6: Những nỗ lực phát triển bản sắc văn hóa Việt ở Đàng Trong
Có thể nói, người Việt ở Đàng Trong đã phát triển một bản sắc văn hóa riêng để thích ứng với môi trường mới. Những thay đổi này đóng vai trò tích cực trong văn hóa Việt Nam, tuy nhiên trong nhiều thế kỷ, những người viết sử đã có khuynh hướng lờ đi hoặc giảm nhẹ những khía cạnh không chính thống hay phi Nho giáo của xã hội Đàng Trong.
CLIP HOT
-
Cổ động viên ăn mừng chiến thắng ngọt ngào của đội tuyển Việt Nam -
Hợp long cầu Đại Ngãi 2 nối đất liền với “đảo ngọc xanh” -
Người dân đổ ra đường ăn mừng đội Việt Nam thắng Thái Lan sau bao năm chờ đợi -
Tuyển Việt Nam thắng đậm Singapore, trung tâm thành phố rợp trời sắc đỏ cờ bay -
Doanh nghiệp rửa sạch cát nhiều lần để phục vụ dự án đường cao tốc