Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tại Xóm chài Tân An trên vùng biển Quảng Công huyện Phong Điền (nay là phường Phong Quảng) TP Huế cuối tuần qua đã diễn ra một cuộc gặp gỡ đặc biệt của những kiến trúc sư, các nhà văn hoá và người làm du lịch, để cùng bàn về câu chuyện  “Tận dụng và tái chế hướng tới du lịch Net Zero”.

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 1

Toạ đàm “Tận dụng và tái chế hướng đến du lịch Net Zero” có sự đồng hành của Tạp chí Du lịch TP HCM và Net Zero Việt Nam cùng các kiến trúc sư và nhà quy hoạch có trách nhiệm.

Trên bối cảnh một khu gồm 6 căn nhà bỏ hoang của xóm chài cũ thuộc vùng biển An Lộc, kiến trúc sư Hoàng Hữu Khánh đã dựng lên một khu homestay mang tên Xóm chài Tân An. Theo đó, mỗi căn nhà nghỉ ngơi của du khách đều được tu sửa và hoàn thiện tiện nghi cơ bản từ nền tảng các ngôi nhà cũ. Phần “làm mới” của ngôi nhà và các khu vực phục vụ sinh hoạt chung tiếp tục được tận dụng vật liệụ tre, gỗ cũ từ nguồn nguyên liệu địa phương hoặc các đồ dùng đã bỏ đi của các gia đình khác trong làng.

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 2

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 3

Căn nhà đón khách trong Xóm chài Tân An được tạo dựng từ những căn nhà cũ bỏ hoang của các ngư dân bám biển đã di dời sau những đợt sạt lở bãi biển từ hơn 10 năm trước. Nay vùng ven biển này đã có bờ kè, nhưng nhiều ngôi nhà vẫn còn bỏ hoang.

Kiến trúc sư Hoàng Hữu Khánh, chủ Xóm chài Tân An cho biết, anh mong muốn tái hiện một nếp sinh hoạt cộng đồng đang tiếp diễn tại đây, đưa du khách vào một không gian sống chân thật như một người bản địa và cùng tham gia các hoạt động sinh hoạt của người địa phương: sáng đón tàu đánh cá, chiều lên ghe đi câu mực,..

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 4

Ghe trên biển An Lộc.

Trên sân khấu được dựng từ ba chiếc ghe cũ, nhiều kiến giải về cách làm du lịch tận dụng, tái chế và dựa văn hoá bản địa được nêu bật bởi các chuyên gia đến từ khắp các miền trên cả nước.

Kiến trúc sư Lê Việt Hà - Chủ tịch Net Zero Việt Nam đến từ Hà Nội cho biết, trong bức tranh phát thải chung ra môi trường toàn cầu, ngành xây dựng chiếm 39% phát thải khí nhà kính (KNK). Trong đó, 11% tỷ lệ phát thải đến từ vật liệu và thi công, 28% liên quan đến vận hành trong quá trình xây dựng. Vì thế, tận dụng và tái chế tránh lãng phí vật liệu trong xây dựng có ý thức hướng đến bền vững rất đáng trân trọng. Nhưng ông Hà lưu ý, ở vai trò người làm kiến tạo, để các công trình vẫn đạt tính thẩm mỹ và tạo cảm hứng nhân rộng mô hình, các kiến trúc sư và người làm quy hoạch cần sáng tạo để tăng giá trị cho các tác phẩm tái chế, tái sử dụng, đặc biệt đối với các công trình phục vụ du lịch.

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 5

Ông Lê Việt Hà (áo xanh) đang trình bày tại toạ đàm trên sân khấu sát biển được dựng từ 3 chiếc ghe cũ.

TS Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng, Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia tại Huế đã đưa ra kiến giải đầy lý thú về việc tận dụng và phát huy giá trị các loài cây bản địa trong việc kiến thiết các khu homestay, khu nghỉ dưỡng. Ông Hằng cung cấp các thông tin đầy giá trị về ba loài cây bản địa của vùng biển An Lộc: cây mù u, cây phi lao, cây dứa dại. Đáng lưu tâm là mỗi loài cây đều gắn với kiến thức về thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất và chứa đựng câu chuyện văn hoá bản địa đặc sắc mà nếu tận dụng tốt chất liệu này người làm du lịch hoàn toàn có thể xây dựng được một sản phẩm trải nghiệm độc đáo, có câu chuyện kể đầy hàm lượng tri thức, chinh phục được du khách ưa khám phá. Từ đó, ông Hằng gợi ý người làm du lịch cùng tư duy về việc xây dựng tour tái dựng không gian văn hoá các làng chài trên vùng biển.

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 6

Du khách đến Xóm chài Tân An được hoà mình vào thiên nhiên và sống như một người bản địa.

Kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bình San đến từ TP.HCM cũng cho biết anh đang ấp ủ và chuẩn bị hoàn thiện dự án xây dựng một công trình trải nghiệm văn hoá trên Phá Tam Giang (khu đầm phá lớn nhất Đông Nam Á). Công trình hoàn thành với những căn Nhà Chồ (nhà dựng trên các vùng sông nước) được phục dựng đảm bảo không tác động lớn vào môi trường sinh cảnh tại Phá Tam Giang. Công trình hoàn thành có thể trở thành một biểu tượng về du lịch văn hoá mới tại Huế, vì nó được phát triển với sự nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề:  thổ nhưỡng, văn hoá, nếp sinh hoạt của người Huế bản địa từ đó nâng tầm văn hoá địa phương.

Ông Bình San tiết lộ, dự án xây dựng dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc tính của những người dân vùng kinh kỳ mà ông gọi theo ngôn ngữ dân gian là: “sẻn mà sang” (dè sẻ nhưng sang trọng). Toàn bộ công trình đang triển khai của ông Bình San đã mở rộng khái niệm “tận dụng và tái chế” trên nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm văn hoá.

Một số hình ảnh tại Xóm chài Tân An:

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 7

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 8

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 9

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 10

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 11

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 12

Những căn nhà bỏ hoang của xóm chài thành điểm du lịch Net Zero độc đáo - 13

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kim Sen

CLIP HOT