Nghệ thuật Đờn ca Tài tử trên quê hương Bà Rịa-Vũng Tàu

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nghệ thuật Đờn ca Tài tử (ĐCTT) đã hình thành từ bao đời nay, lan tỏa trong cộng đồng và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân Nam bộ, đã trải qua những thăng trầm theo dòng lịch sử, từ một hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng xứ miệt vườn, đến nay, giá trị của nghệ thuật ĐCTT đã được khẳng định và vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

 Nghệ thuật Đờn ca Tài tử trên quê hương Bà Rịa-Vũng Tàu - 1

Không phải là chiếc nôi của nghệ thuật ĐCTT, nhưng tại Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) phong trào ĐCTT đã phát triển, lan tỏa sâu rộng trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Ngành văn hóa đã thực hiện nhiều giải pháp phát huy giá trị của ĐCTT để  xứng tầm là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

BR-VT là nơi hội tụ của cư dân khắp mọi miền đất nước về sinh sống, lập nghiệp, trong đó có người dân vùng sông nước miền Tây Nam bộ - quê hương của nghệ thuật ĐCTT. Những cư dân ấy đã mang đến BR-VT những loại hình nghệ thuật dân gian của xứ sở họ, trong đó có nghệ thuật ĐCTT. Theo các nghệ nhân cao niên, thời gian đầu ở BR-VT chỉ có một vài Thầy đờn gốc miền Tây truyền dạy ĐCTT cho những người yêu thích, dần dần, phong trào lan rộng, số người tìm Thầy để học đờn, học ca ngày càng đông; Dưới trăng thanh, gió mát, họ quây quần bên nhau, người đờn, người ca để thư giãn sau những ngày lao động mệt nhọc.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, với sự phát triển của nhiều loại hình âm nhạc hiện đại, làm cho một số bộ môn nghệ thuật truyền thống trong đó có ĐCTT tại BR-VT gặp khó khăn như: thiếu sân chơi, kén khán giả, thiếu đội ngũ kế thừa… Nhưng ĐCTT vẫn là một dòng chảy văn hóa xuyên suốt trong đời sống tinh thần người dân BR-VT,nhiều CLB ĐCTT trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả, nỗ lực duy trì sân chơi cho người đam mê. Ngoài việc tổ chức sinh hoạt mang tính nội bộ, biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân vào các dịp lễ, hội, một số CLB đã tổ chức biểu diễn ĐCTT định kỳ hàng tháng, góp phần thúc đẩy phong trào ĐCTT trong tỉnh phát triển.

Nghệ thuật Đờn ca Tài tử trên quê hương Bà Rịa-Vũng Tàu - 2

Tỉnh BR-VT có các CLB ĐCTT tiêu biểu như: CLB ĐCTT Thị trấn Long Hải (Huyện Long Điền); CLB ĐCTT Phường Phước Nguyên (TP.Bà Rịa); CLB ĐCTT Tỉnh BR-VT … Các chương trình biểu diễn ĐCTT đã tạo sân chơi lành mạnh, duy trì, phát triển nghệ thuật ĐCTT, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt đờn ca của các Tài tử; qua đó tạo được sự lan tỏa và đồng điệu với đông đảo công chúng địa phương. Trong những năm qua, phong trào ĐCTT đã từng bước được nâng cao chất lượng, khẳng định là một sân chơi văn hóa, văn nghệ, thông qua việc tổ chức được 6 cuộc Liên hoan ĐCTT cấp Tỉnh, các kỳ Liên hoan đã thu hút 66 Đội, với hơn 800 Tài tử, cùng 450 tiết mục ĐCTT được trình diễn.

Nghệ thuật Đờn ca Tài tử trên quê hương Bà Rịa-Vũng Tàu - 3

Phong trào ĐCTT của tỉnh BR-VT phát triển rộng rãi, có chất lượng, đã thu hút nhiều người tham gia. Số lượng CLB, nhóm ĐCTT được thành lập đều khắp các địa phương trong tỉnh, đến nay đã có 59 CLB sinh hoạt thường xuyên tại các trung tâm văn hóa, cùng nhiều nhóm ĐCTT chính thức và không chính thức tại thôn, ấp, khu phố… Đặc biệt, BR-VT đã tham gia Festival Đờn ca Tài tử Quốc gia, lần thứ I, năm 2014, tại tỉnh Bạc Liêu từ ngày 24 đến 29/4/2014, với chủ đề “Bà Rịa -Vũng Tàu vọng mãi tiếng đờn ca”, Đoàn BR-VT có 16 nghệ nhân Tài tử đờn và ca tham gia hai phần thi chính tại Festival là: Liên hoan Đờn ca Tài tửKhông gian Đờn ca Tài tử Nam bộ. Tại Liên hoan, Đoàn BR-VT đã thi diễn 6 tiết mục: đờn ca (độc tấu và hoà tấu) bài ca có nội dung ca ngợi quê hương BR-VT gồm: “Biển đảo quê hương tôi”, “Trái ngọt quê em”, “Liệt nữ anh hùng” (ca ngợi tấm gương của nữ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu) và bài ca ra bộ “Cả nhà cùng vui”; Ở không gian Đờn ca tài Tử Nam bộ, BR-VT trưng bày và thuyết minh về 5 loại nhạc cụ đặc trưng của nghệ thuật Đờn ca Tài tử là: đàn Cò, đàn Bầu, đàn Kìm, đàn Tranh, Guitar phím lõm; và biểu diễn 1 trong 20 bản Tổ ĐCTT Nam bộ. Qua Liên hoan, Tỉnh BR-VT đã có hướng học tập những nghệ nhân, nghệ sĩ để tiếp tục củng cố nghệ thuật ĐCTT của Tỉnh đưa vào hoạt động nề nếp và thành lập các CLB đi vào hoạt động ổn định, tất cả với mong muốn để làm sao ĐCTT của tỉnh BR-VT phát triển mạnh trong thời gian tới. Tham gia Festival Đờn ca Tài tử lần này là dịp để Đờn ca Tài  tử BR-VT hòa nhịp với 20 tỉnh, thành bạn; trao đổi, học tập kinh nghiệm về biểu diễn ĐCTT, nâng cao trình độ về ca cổ cho các nghệ nhân yêu thích và đam mê loại hình nghệ thuật này, qua đó nhằm tôn vinh, quảng bá ĐCTT đến với bạn bè trong nước và du khách quốc tế. Đồng thời, làm cho phong trào ĐCTT của tỉnh bước sang giai đoạn mới, giai đoạn ĐCTT - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đi sâu, rộng vào đời sống cộng đồng.

Nghệ thuật Đờn ca Tài tử trên quê hương Bà Rịa-Vũng Tàu - 4

Để bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghệ thuật ĐCTT xứng tầm là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Sở VHTTDL Tỉnh BR-VT đã xây dựng chương trình củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động ĐCTT các cấp. Tổ chức các lớp dạy đờn và ca; đẩy mạnh công tác tập dợt, sinh hoạt, biểu diễn phục vụ công chúng của các CLB ĐCTT; giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước thông qua các hoạt động đối ngoại của Tỉnh. Kết nối hoạt động của các Đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh với các DN du lịch, nhằm tạo thêm sản phẩm phục vụ du khách. Tổ chức chương trình gala nghệ thuật ĐCTT, mời các DN du lịch trên địa bàn Tỉnh tham gia để hiểu thêm về tinh hoa nghệ thuật ĐCTT. Qua đó, các DN có kế hoạch khai thác hoạt động biểu diễn ĐCTT phục vụ khách du lịch tại cơ sở của mình. Hoạt động văn hóa, văn nghệ đã góp phần làm cho nhịp sống tinh thần của người dân địa phương và du khách thêm sôi động.

Đờn ca Tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn Kìm, đàn Cò, đàn Tranh và đàn Bầu (gọi là Tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế Độc Huyền Cầm bằng cây Guitar phím lõm. Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng, thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cướiđám giỗ, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng. Đờn ca Tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam, có sức ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh, thành phía Nam. Đờn ca Tài tử hình thành từ cuối thế kỷ 19, hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam Việt Nam gồm: Bạc Liêu,  Bà Rịa - Vũng TàuTP Hồ Chí Minh, Đồng NaiBình Dương, An Giang, Bến TreBình Phước, Bình ThuậnCà MauCần Thơ,  Đồng ThápHậu GiangKiên GiangLong AnNinh ThuậnSóc TrăngTây NinhTiền GiangTrà Vinh và Vĩnh Long

.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT