Chị em dậy từ 4h30 sáng chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Để có được một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đủ đầy, "đẹp hình thức, ngon nội dung", nhiều chị em đã phải dậy từ sáng sớm để chuẩn bị.
Mâm cỗ 23 tháng Chạp tiễn ông Công ông Táo về Trời là ngày lễ lớn cuối cùng của năm, cũng là một phong tục truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt. Việc này không chỉ thể hiện lòng thành kính với các vị thần bảo hộ gia đình mà còn là dịp để chị em nội trợ thể hiện sự khéo léo trong từng món ăn.
Mâm cỗ 23 tháng Chạp của chị Lý chuẩn bị từ 4h30 sáng
Chị Đào Thị Lý (Hà Nội) cho biết, để sắm sửa đồ lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu Trời, chị đã phải chuẩn bị mua sắm từ hôm trước. Lễ vật bao gồm các món: Lễ phục Táo quân, bộ ba cá Chép, hương hoa, ngũ quả, trầu cau.
Đồ ăn mặn chị chuẩn bị các món ăn truyền thống đặc trưng của người Việt như: Bánh chưng, xôi, gà, giò, chả, thịt kho tàu, canh măng, canh miến. Bàn thờ đủ rượu trắng và bánh trái, nước ngọt.
Chị cho biết thêm, cứ vào dịp 23 tháng Chạp hằng năm, khi chuẩn bị lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, chia tay mọi vất vả, muộn phiền của năm cũ, chị lại thấy thanh thản, nhẹ nhõm hơn, vừa cảm thấy ấm áp, lại vừa thấy nôn nóng và một chút hồi hộp của ngày giáp Tết. Vì thế, chị đã thức dậy từ 4h30 sáng để chuẩn bị mọi thứ thật chỉn chu.
Đĩa giò hoa ngũ sắc chị Lan Anh tự tay làm để cúng ông Công ông Táo
Chị Lan Anh (Hà Nội) cũng chia sẻ, mỗi năm, chị đều chuẩn bị chu đáo mâm cơm cúng "tiễn ông Công ông Táo lên trời". Dù đã lập gia đình nhưng trong suốt nhiều năm qua, bố chị vẫn là người đồng hành cùng chị trong việc chuẩn bị mâm cỗ này. Mâm cơm cúng bao gồm các món truyền thống như: bánh chưng, xôi, gà luộc, giò, canh. Năm nay, chị còn đặc biệt làm thêm món "giò hoa ngũ sắc" với đủ màu sắc rực rỡ, tạo điểm nhấn đẹp mắt cho mâm cỗ.
Dù vất vả nhưng nhiều chị em vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được tự tay chuẩn bị mọi thứ. Họ tin rằng, một mâm cỗ chu đáo, tươm tất không chỉ mang lại may mắn cho gia đình mà còn giúp giữ lửa truyền thống, dạy con cháu về ý nghĩa của sự hiếu thảo và lòng biết ơn.
Mâm cỗ của chị Lý khiến ai cũng xuýt xoa vì sự bài trí đẹp mắt, đủ đầy.
Mâm cỗ có các món truyền thống như bánh chưng, xôi, giò, chả, nem, canh măng móng giò,...
Mâm cỗ tiễn ông Công ông Táo về Trời và cũng là mâm cỗ cảm ơn một năm qua đã mang đến sự bình an, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Chị Nguyễn Nga chia sẻ mâm cúng ông Công ông Táo chủ yếu là các món nấu nhanh và hợp khẩu vị của các thành viên trong gia đình. Phần lớn vẫn là các món truyền thống như: gà, xôi, canh, nem... và nhất định phải có bộ quần áo Thần Linh, bộ quần áo Táo quân.
Bát canh măng nấu sườn, thả thêm vài viên mọc nấm.
Món tai heo cuộn lưõi lợn luộc thái lát, rưới nước sốt chua ngọt hay dùng để trộn gỏi.
Nem thính chay được làm từ nấm đùi gà.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo của chị Linh Galen với các món: Gà ủ muối, chả mực, chả nem hải sản, tôm càng xanh hấp nước dừa, khoai tây chiên, bò lúc lắc, cơm cuộn, mực chiên sốt dứa, rau củ xào, canh Tomyum, xôi hoa sen cá chép, xôi cá chép thỏi vàng, chè trôi ngũ sắc...
Tôm càng xanh hấp nước dừa vừa nhanh vừa cho màu đẹp.
Món mực sốt dứa cầu kỳ, hấp dẫn.
Bò lúc lắc mềm thơm, màu sắc bắt mắt.
Chị Lan Anh với mâm cỗ: Giò hoa ngũ sắc, nem hải sản tự cuốn, xôi gấc, tôm càng xanh hấp, thịt xá xíu nướng, giò lụa, canh tôm thập cẩm.
Món thịt xá xíu nướng được chế biến kỳ công
Tôm càng xanh hấp.
Chị Huyền Thu lựa chọn tone hồng cúng ông Công ông Táo. Các món gồm: mâm ngũ quả, gà luộc, bánh xu xê hồng, xôi dừa hồng, nem thịt rán, giò lụa xếp hoa hồng, tôm chiên xù, nộm giò thập cẩm rau củ, canh sườn nấu su hào, cá chép.
Mâm cỗ của chị Tống Hằng Nga bao gồm: Gà ủ muối, bò sốt tiêu, nộm tai heo, rau củ quả luộc chấm kho quẹt, giò thủ, tôm sốt trứng muối, canh mọc móng giò, bánh chưng, xôi vò, bánh bao cá chép.
Canh mọc móng giò truyền thống.
Bò sốt tiêu đen mềm mọng.