Lễ hội đền thờ vị thần đứng đầu “tứ bất tử”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đền Ngự Dội tọa lạc trên cánh đồng bãi La Phiên xưa, nay thuộc thôn Duy Bình, xã Vĩnh Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, là một trong tứ cung của xứ Đoài thờ Tản Viên Sơn Thánh – vị thần đứng đầu trong hàng “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Lễ hội đền thờ vị thần đứng đầu “tứ bất tử” - 1

Lễ hội có nhiều người tham gia

Tương truyền, một lần Đức thánh Tản Viên Sơn khi đi qua bờ sông Hồng, gặp 2 thôn nữ đi cắt cỏ, Ngài liền nhờ mang sọt xuống sông múc nước tắm. Thấy 2 cô thôn nữ ngạc nhiên, Ngài nói “cứ lấy nước vào khắc đựng được” và quả thật, hai đôi sọt tre ấy đã gánh được nước từ dưới sông lên, không hề trào ra đến một giọt. Thấy lạ, các cô vội về loan báo nhưng khi dân làng chạy đến thì Ngài đã đi mất. Dân làng Duy Bình vội dâng lễ sống chạy theo ra bờ sông bái vọng. Trước khi trở về núi Tản, ngài ở lại rừng Lim, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội dạy dân cấy lúa nước, trồng dâu, nuôi tằm, chống hạn, đắp đê ngăn nước...

Tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, nhân dân thôn Duy Bình đã lập đền Ngự Dội, nhân dân phường Trung Hưng đã lập đền Và thờ Ngài, định kỳ 3 năm 1 lần vào các năm: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, trong 2 ngày 14 – 15 tháng giêng, hai địa phương cùng phối hợp tổ chức lễ hội. Từ đó, lễ hội đền Ngự Dội đã trở thành cây cầu tâm linh kết nối đông đảo nhân dân đôi bờ tả - hữu sông Hồng, thể hiện sức mạnh đoàn kết và gửi gắm khát vọng về hòa bình, ấm no của người dân xứ Đoài.

Lễ hội đền thờ vị thần đứng đầu “tứ bất tử” - 2

Dân địa phương tổ chức lễ hội với tất cả lòng tôn kính

Từ những nét đẹp văn hóa tiêu biểu, đặc sắc đó, ngày 30/1/2018, lễ hội đền Ngự Dội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đền Ngự Dội được tu bổ, tôn tạo nhưng nhiều hạng mục công trình di tích đã xuống cấp. Tháng 7/2017, UBND tỉnh phê duyệt dự án tô bổ, tôn tạo đền Ngự Dội với tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng, chủ yếu bằng nguồn vốn xã hội hóa. Đến 16/3/2019, huyện Vĩnh Tường tổ chức khánh thành đền Ngự Dội và đón nhận quyết định công nhận lễ hội đền Ngự Dội là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đền thờ vị thần đứng đầu “tứ bất tử” - 3

Lễ rước ngai Thánh

Người dự hội có thể thấy ở lễ hội đắc sắc này sự hội tụ sức mạnh cộng đồng và gửi gắm khát vọng về hòa bình, no ấm của người dân vùng đất bãi ven sông trong suốt dọc dài lịch sử.

Lễ rước ngai Thánh đi trong đêm vào lúc 2 giờ sáng. Từ đền Và, đám rước đi qua cầu Cộng, vào thị xã Sơn Tây, ra bến sông rồi xuống thuyền qua sông Hồng sang địa phận xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Tường. Những người chở đò ăn mặc quần áo lễ hội và chở khách thập phương qua sông đều không lấy tiền. Gần chục chiếc thuyền lớn được cột với nhau và trải tre vầu phẳng phiu để ngự kiệu và chở người hành lễ. Có đến hàng nghìn người theo thuyền chở ngai Thánh Tản sang sông cùng các thuyền nan hộ tống, còn đoàn rước thì reo hò, khua chiêng, gõ trống và ca hát làm náo động cả một khúc sông rộng. Tiếng cười nói hân hoan lan toả làm nức lòng người theo hầu Thánh Tản sang sông. Ở bên này bờ, kiệu thánh của đền Ngự Dội đã đợi sẵn cùng hàng trăm người dân và khách thập phương náo nức đợi rước Thánh về.

Lễ hội đền thờ vị thần đứng đầu “tứ bất tử” - 4

Lễ hội được tổ chức rất trang trọng

Khi thuyền rước kiệu Thánh từ đền Và cập bờ, lá cờ ở đầu kiệu phất về phía bờ bắc sông Hồng, ấy là lúc cả khúc sông dậy lên tiếng hò reo hân hoan cùng tiếng bước chân chạy rầm rập; người dự hội ùa ra đón kiệu Thánh với tất cả lòng tôn kính, ngưỡng mộ. Người thành kính chiêm bái, người chen chúc để được chui dưới gầm kiệu, cầu cho mình một năm mới khỏe mạnh và bình an.

Lễ hội đền thờ vị thần đứng đầu “tứ bất tử” - 5

Nhiều người cúng để mong có một năm hạnh phúc và bình an

Lễ hội ở “Ngọn núi thần”
Lễ hội ở “Ngọn núi thần”

Núi Bà Rá còn gọi là “Ngọn núi Thần”. Trên đỉnh núi có miếu thờ đức Phật thánh mẫu Thiên Hậu và bà Chúa xứ. Vào...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT