Du khách nô nức xem trai làng Sình 'cởi áo so tài'
Cứ đến ngày mồng 10 tháng Giêng, đông đảo du khách và người dân xứ Huế rủ nhau đi xem hội vật truyền thống làng Sình.
“Dù ai đi đó đi đây/ Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình”, câu ca dao ấy đã đi sâu vào tiềm thức người dân xứ Huế từ bao đời nay, như nhắc nhở người dân và du khách thập phương nhớ về ngày hội vật làng Sình vào ngày mồng 10.
Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày mồng 10 tháng Giêng, đông đảo du khách tập trung về làng Lại Ân (làng Sình) để xem các đô vật tranh tài.
Từ sáng sớm, tại đình làng Lại Ân, Ban điều hành làng văn hóa và Hội đồng tộc trưởng thực hiện Nghi lễ truyền thống và vật lệ của làng. Sau đó, Ban tổ chức lễ hội tổ chức hội vật trước cổng làng.
Các đô vật nữ lên sới vật.
Theo Trưởng Ban tổ chức, hội vật là một trong những sân chơi thể thao truyền thống lâu đời, lành mạnh đầu xuân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, để mừng Đảng, mừng xuân và kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước. Qua đó, góp phần thi đua sôi nổi, động viên cán bộ và nhân dân xã nhà quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố nền quốc phòng - an ninh.
Lễ hội truyền thống vật làng Sình gồm có giải thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi và giải thanh niên từ 16 tuổi trở lên nhưng không quá 40 tuổi. Ai cũng mong giành thắng lợi, xem đó là lộc đầu xuân cầu may mắn, an lành.
Các đô vật thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua. Đô vật thiếu niên thắng 2 đô vật trở lên thì được Ban tổ chức ghi danh vào vòng bán kết và đô vật thanh niên thắng 3 đô vật trở lên thì được ghi danh vào vòng bán kết. Tại vòng bán kết, chung kết, tùy theo đô vật được ghi danh, trọng tài tổ chức các đô vật bốc thăm để tiếp tục thi đấu bán kết và chung kết.
Theo thể lệ, đô vật thắng tuyệt đối khi làm cho đối phương ngã ngửa lấm lưng, trắng bụng hoặc do đối phương bỏ cuộc, bị truất quyền thi đấu...
Vật làng Sình thu hút nhiều khán giả đến xem.
Tại ngày hội hấp dẫn này, rất nhiều đô vật đã lên sới vật tranh tài, thực hiện những thế vật kịch tính và giành được những tràng pháo tay khen ngợi của khán giả xung quanh.
Sau một ngày tổ chức thi đấu trên sới vật, các vận động viên đã thi đấu nhiệt tình, vô tư, thể hiện hết tài năng của mình và cống hiến nhiều pha thi đấu đẹp mắt, làm mãn nhãn khán giả xem hội vật.
Sử sách ghi lại, đây là địa điểm để xây dựng những trại đóng tàu thuyền, trường huấn luyện thủy quân, bộ binh tinh nhuệ để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn Tổ quốc và đã chọn lọc những môn vật võ từ mọi miền đất nước để làm nét riêng cho làng Sình. Do đó, vật làng Sình đã trở thành ngày hội vật truyền thống hằng năm.
Các vận động viên thi đấu nhiệt tình, cống hiến cho khán giả những thế vật mãn nhãn.
Lễ hội truyền thống vật làng Sình gồm có giải thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi và giải thanh niên từ 16 tuổi trở lên nhưng không quá 40 tuổi.
Hội truyền thống vật làng Sình do xã Phú Mậu tổ chức hằng năm vào ngày mồng 10 tháng Giêng.
Hấp dẫn...
Kịch tính.
Ai cũng mong giành thắng lợi, xem đó là lộc đầu xuân cầu may mắn, an lành.
Chăm chú quan sát.
Đông đảo người dân, du khách về làng Sình xem hội vật.
“Dù ai đi đó đi đây/ Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình”.
Lễ hội được tổ chức đúng ngày giỗ thứ 684 năm của Công chúa Huyền Trân, nhằm tưởng nhớ công lao mở mang bờ cõi...