Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bà Tô Thị Bích Châu - Bí thư Quận ủy Q.1 cho biết: “Tôi rất mong du khách khi đến với Q.1 nếu có thể trong trang phục áo dài, khi đó hình ảnh Q.1 sẽ sống động hơn, thu hút khách du lịch hơn và sẽ giúp chúng tôi phát triển nhiều hơn”.

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 1

Tập thể cán bộ, lãnh đạo, công chức - viên chức, người lao động Q.1 hưởng ứng Lễ hội áo dài TP.HCM 2023.

Chào mừng Kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 (08/3/1910 – 08/3/2023) và 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; hưởng ứng hoạt động “Lễ hội Áo dài TP.HCM lần IX-2023”, UBND Quận 1 phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức “”Hành trình đến các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận”.

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 2

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 3

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 4

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 5

Đoàn tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại các danh thắng, di tích văn hóa - lịch sử trên địa bàn Q.1.

Theo đó, trong trang phục áo dài, cán bộ, lãnh đạo, công chức - viên chức, người lao động Q.1 đã tham dự chương trình tham quan ngắm cảnh các danh thắng dọc theo cung đường trung tâm TP bằng xe bus 2 tầng.

Tại các điểm dừng, trong trang phục áo dài sắc màu rực rỡ, đoàn đã tham quan, chụp hình lưu niệm trước các điểm di tích, công trình kiến trúc, văn hóa: UBND TP, Nhà hát lớn, Bến Nhà Rồng, sông Sài Gòn, Tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo, Thảo cầm viên – Bảo tàng lịch sử, Chợ Bến Thành, Dinh Độc lập, Bưu điện TP,...

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 6

Theo UBND Q.1, chương trình nhằm tuyên truyền ý nghĩa lịch sử Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, về truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, sự đoàn kết trong các tầng lớp phụ nữ. Qua đó củng cố, tăng cường niềm tin vào đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 

Đồng thời, sự kiện cũng nhằm hưởng ứng các hoạt động bình đẳng giới nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân về bình đẳng giới.

Trong đó, chú trọng vị trí, vai trò, sự đóng góp của người phụ nữ, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong tất cả các lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận.

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 7

Chia sẻ cảm xúc của mình trên hành trình tham quan điểm đến, di tích văn hóa trên địa bàn Q.1, chị Đỗ Thị Ánh Tuyết - Trưởng phòng VHTT Q.1 cho biết: “Tôi rất vui và tự hào khi hôm nay, dịp chào mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3, tôi được cùng với các anh chị em mặc chiếc áo dài tham gia chương trình. Với tôi, khi mặc chiếc áo dài, mình trở nên duyên dáng hơn và thể hiện sự nữ tính dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam".

Theo chị Ánh Tuyết, hiện nay các cơ quan chức năng đang triển khai bằng nhiều hình thức để lan tỏa trang phục áo dài đến các cơ quan hành chính cũng như các doanh nghiệp, mặc trang phục áo dài trong các hoạt động như tiếp công dân, tổ chức các phong trào, sự kiện…

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 8

Hành trình tham quan, ngắm các danh thắng từ trên xe bus 2 tầng là một trải nghiệm thật sự thú vị, một thành viên trong đoàn chia sẻ.

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 9

Với khẩu hiệu cán bộ, công chức Quận 1 đoàn kết, nhân văn, năng động, phát huy tính tự chủ, sức sáng tạo và khát vọng vươn lên.

Dịp này, quận cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, sáng tạo, lan tỏa, phù hợp với điều kiện của địa phương; chú trọng các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức nữ trên địa bàn qua các các hoạt động kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1.983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; hưởng ứng hoạt động Lễ hội Áo dài TP.HCM lần IX-2023.

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 10

Bà Tô Thị Bích Châu chia sẻ: "Với tôi khi mặc áo dài, tôi cảm thấy mình là người phụ nữ Việt Nam nhất. Hơn nữa, ở bất cứ sự kiện nào khi mặc áo dài, cho thấy mình là người Việt Nam và điều đó khiến tôi cảm thấy tự hào".

“Tôi nhớ cách đây cũng gần 50 năm, trước năm 1975, tất cả các chị khi đi làm công sở hoặc đi ra đường đều mặc áo dài. Ngày nay, khi cuộc sống năng động, bận rộn hơn, người ta có thể quên đi những nề nếp cũ đó. Thế nên giờ đây, tôi nghĩ mặc chiếc áo dài sẽ trở thành nét đẹp truyền thống và trở thành thói quen thì điều đó sẽ rất hay”, bà Châu chân tình nói.

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 11

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 12

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 13

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 14

Trên hành trình tham quan, bà Tô Thị Bích Châu đã chia sẻ những ý kiến chân tình về ý nghĩa việc mặc áo dài.

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 15

Tập thể cán bộ, lãnh đạo, viên chức, người lao động UBND Q.1 thực hiện nghi thức chào cờ ngày đầu tuần trong trang phục áo dài trang trọng, hưởng ứng lễ hội áo dài 2023.

Diện áo dài đến các di tích lịch sử - văn hóa - 16

Chương trình đồng diễn áo dài được mọi người nhiệt liệt hưởng ứng, tạo không khí năng động, tươi trẻ cho một tuần mới.

Tham gia các hoạt động cùng UBND Q.1 trong dịp này, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa – Giám đốc Sở du lịch cho hay: "Đây là hoạt động rất ý nghĩa; tôi rất vui khi cùng các cán bộ chủ chốt của Q.1 tham gia hoạt động đồng diễn áo dài.

Việc này diễn ra để khởi động một tuần mới đã mang đến một năng lượng tích cực, trẻ trung và đầy phấn khởi cho các hoạt động văn hóa du lịch trên địa bàn Q.1 và TP.HCM nói chung".

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT

Sóc Trăng vào ngày hội lớn
Sóc Trăng vào ngày hội lớn

Nhiều hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe ngo và Tuần Văn hóa, Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ nhất đã và đang diễn ra đến hết ngày 15/11.