Đến lễ hội tâm linh lớn bậc nhất miền Tây, đi đâu, ăn gì?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 2 đến 14/6, chủ đề “Đất thiêng vạn lộc”, chương trình khai hội bắt đầu lúc 19 giờ 30 phút, ngày 8/6.

Đến lễ hội tâm linh lớn bậc nhất miền Tây, đi đâu, ăn gì? - 1

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Ảnh: Thu Hồng.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra vào tháng 4 (âm lịch) hàng năm. Năm nay, Lễ hội được tổ chức từ ngày 2 đến 14/6 (nhằm ngày 15 đến 27/4 âm lịch), chủ đề “Đất thiêng vạn lộc”, chương trình khai hội bắt đầu lúc 19 giờ 30 phút, ngày 8/6 (nhằm ngày 21/4 âm lịch), tại Trung tâm thương mại Vĩnh Đông (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc).

Từ ngày 9 đến ngày 14/6 (nhằm ngày 22 đến 27/4 âm lịch), diễn ra các nghi lễ truyền thống, như: Lễ phục hiện, lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc thần, lễ túc yết - xây chầu, lễ chánh tế, lễ hồi sắc.

Đến lễ hội tâm linh lớn bậc nhất miền Tây, đi đâu, ăn gì? - 2

Lễ hội không chỉ phục vụ nhu cầu tâm linh sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của cộng đồng mà di sản đã trở thành tài nguyên văn hóa vô giá cho phát triển kinh tế bền vững. Ảnh: Thu Hồng.

Trong 7 ngày, kể từ 00 giờ, ngày 8/6/2023 đến 23 giờ 59 phút, ngày 14/6/2023 (nhằm ngày 21/4 âm lịch đến hết ngày 27/4 âm lịch), Ban Quản lý Khu Du lịch quốc gia núi Sam sẽ không thu phí khách du lịch đến tham quan trong thời gian diễn ra Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2023.

Để đảm bảo an ninh cho du khách, trong thời gian cao điểm diễn ra Lễ hội (từ ngày 6 đến 14/6/2023, nhằm ngày 19 đến 27/4 âm lịch), Công an TP. Châu Đốc phối hợp Công an tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố, dân quân tự vệ… bố trí trên hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tại các chốt khu vực trọng điểm trên địa bàn phường Núi Sam và toàn thành phố.

Đồng thời, tổ chức nhiều tổ tuần tra, kiểm soát lưu động trên các tuyến đường trên địa bàn TP. Châu Đốc để điều tiết giao thông quanh khu vực trung tâm miếu Bà, không để ùn tắc giao thông; hướng dẫn các phương tiện đi đúng tuyến và tạo đường thông, hè thoáng; xử lý nghiêm các hộ mua bán lấn chiếm lòng, lề đường; hỗ trợ phân luồng xe ôtô tham quan vào điểm đậu xe; thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy.

Song song đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân, du khách thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tự bảo quản tư trang. Đặc biệt, nhanh chóng và kiên quyết xử lý các đối tượng lợi dụng tình hình đông người tung tin đồn nhảm, mê tín dị đoan, lên đồng…

Đến lễ hội tâm linh lớn bậc nhất miền Tây, đi đâu, ăn gì? - 3

Bà con đang may áo Bà. Ảnh: Minh Trang

Trước đó, vào ngày 15/4 âm lịch, Ban Quản Trị Lăng Miếu Núi Sam đã tổ chức chương trình may áo bà, đây là dịp bà con tề tựu về Miếu để cắt, may những bộ trang phục cho Bà và Cô, Cậu để mặc trong suốt một năm. Công tác chuẩn bị trang phục chỉ diễn ra vào một ngày duy nhất của năm, kéo dài từ 6 giờ đến 18 giờ với hơn 100 người đến tham gia và hoàn thành gần 300 bộ trang phục. Đây là chương trình mở đầu cho công tác chuẩn bị Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Song song đó, kế hoạch phục vụ cơm chay miễn phí cho du khách vào ngày 15 âm lịch hàng tháng vẫn tiếp tục thực hiện.

Đi lễ hội, du khách cũng thường vào chùa Tây An cúng cầu an. Từ Châu Đốc đi vào núi Sam, đến ngã ba Đầu Bờ sẽ thấy một ngôi chùa sừng sững hiện ra bên chân núi, đó là Tây An tự. 

Chùa Tây An do Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn (tên thật là Doãn Ôn) xây dựng năm 1847. Qua nhiều đợt trùng tu, chùa trở thành một kiến trúc độc đáo của khu vực núi Sam, đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Một điểm khác là Lăng Thoại Ngọc Hầu, nằm bên chân núi mặt nhìn ra đường, lưng quay về vách đá, tọa lạc trên thềm cao với 9 bậc thang xây bằng đá ong. Một loại đá phải vận chuyển bằng ghe chèo từ Biên Hòa qua nhiều sông rạch rồi rẽ vào kinh Vĩnh Tế về núi Sam. Chỗ ghe neo lại để lên đá còn mang địa danh Nhà Neo, chỗ chất đá để xây dựng dần gọi là Bến Vựa.

Đến lễ hội tâm linh lớn bậc nhất miền Tây, đi đâu, ăn gì? - 4

Thoại Ngọc Hầu có công lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Ảnh: Minh Trang.

Năm 2009, trong một lần tu bổ khu vực lăng mộ vô tình phát hiện được một số cổ vật được tùy táng bên cạnh mộ của ông và bà Châu Thị Tế. Sau đó, Ban Quản Trị Lăng Miếu Núi Sam đã cho xây dựng Nhà trưng bày cổ vật Thoại Ngọc Hầu bên cạnh khu lăng mộ để trưng bày các hiện vật quý hiếm này cho khách tham quan.

Bộ sưu tập gồm có 523 hiện vật rất phong phú và đa dạng gồm nhiều chất liệu như: vàng, bạc, đồng, gốm sứ, thủy tinh, gỗ…từ thế kỷ 18, 19 thuộc nhiều nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia cho tới Châu Âu.

Về ăn uống, nhắc đến Châu Đốc, ngoài những đặc sản là khô mắm thì nơi đây còn đầy ắp các món ăn vặt vừa ngon vừa rẻ như: thốt nốt, me thái, trái mây, bánh bò thốt nốt, bánh phu thê…và đặc biệt còn có một loại trái bình dân, mộc mạc được thiên nhiên ban tặng bày bán khắp nơi, đó là trái cà na.

Đến lễ hội tâm linh lớn bậc nhất miền Tây, đi đâu, ăn gì? - 5

Để chế biến món ăn này khá đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi người chế biến phải có sự khéo léo và tỉ mỉ để khi đập trái không bị quá nát, mà phải giữ được màu xanh và độ giòn của trái. Ảnh: Minh Trang.

Thành phẩm của món ăn này là trái cà na, vừa có vị chua chua đặc trưng vừa chát nhẹ hòa quyện với vị mặn mặn ngọt ngọt của muối đường và một chút cay cay của ớt, tạo nên cái tên cà na đập nổi tiếng của Châu Đốc.

Bánh bò thốt nốt được làm từ trái thốt nốt đặc sản ở An Giang cũng là món nên thử. Bánh bò thốt nốt với màu vàng đặc trưng của trái thốt nốt chín, bên dưới được bọc lại bằng lá chuối càng làm nổi bật lên màu vàng của bánh, phần bánh xốp nhẹ dai dai, với hương vị ngọt thanh của đường thốt nốt, chút béo ngậy của cơm dừa, bùi bùi của mè rang hòa quyền lại tạo nên hương vị khó quên, hấp dẫn du khách trong lần thử đầu tiên.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT