Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 Âm lịch hàng năm tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.

Lễ hội đậm nét bản sắc dân tộc nhưng cũng mang nhiều sắc màu văn hóa, tín ngưỡng địa phương Nam Bộ. Với nhiều hoạt động lễ hội dân gian phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của đông đảo tầng lớp nhân dân. 

Thông lệ hàng năm, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra liên tục trong 5 ngày (từ 22 đến 27 tháng Tư âm lịch).

Gồm các lễ: Lễ rước Bà từ đỉnh núi Sam; Lễ Tắm bà tại chánh điện; Lễ Thỉnh sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ lăng mộ về Miếu Bà; Lễ Túc yết và Xây chầu; Lễ Chánh tế; Lễ Hồi sắc đưa sắc ông Thoại Ngọc Hầu từ Miếu Bà về lăng mộ.

Tuy nhiên thu hút đông đảo du khách hành hương về dự nhất đó là: Lễ rước Bà và Lễ tắm Bà.

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 1

Đoàn Lân – Sư dẫn đầu đoàn rước kiệu đăng sơn

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 2

Tiếp theo các vị chức sắc diễu hành trong tiếng chiêng, trống, phèn la náo nhiệt

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 3

Cùng đoàn rước kiệu đông đúc di chuyển dần lên đỉnh núi bằng con đường độc đạo, quanh co đèo dốc

Lễ rước Bà

Diễn ra từ ngày 22 tháng Tư âm lịch, lễ phục hiện việc thỉnh tượng bà từ bệ đá bà ngự trên đỉnh núi Sam (còn gọi là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn) xuống Miếu Bà, lễ này kéo dài từ xế trưa đến tối mịt.

Trước khi “Thượng kiệu đăng sơn”, mọi người tập trung tại Nhà bia liệt sĩ để làm lễ, sau đó vị chủ lễ hô to: “Khai thủy, đăng sơn, thỉnh Thánh mẫu hồi lai” tức thì, đoàn rước kiệu chiêng trống - thanh la náo nhiệt hòa cùng đoàn Long – Lân kéo dài hàng trăm mét rùng rùng chuyển động lên núi.

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 4

Dọc đường, cách vài chục thước lại có các đội lân, sư trống chiêng nghinh đón

Cung đường quanh co khúc khuỷu dài hơn 3 cây số lên núi Sam, cách vài chục thước có các đoàn Long – Lân chiêng trống - trống chiêng tùng phèng nhiệt liệt đón chào cùng từng tốp 9 cô gái đồng trinh và đông đảo khách hành hương ùa ra nghinh đón dọc hai bên đường.

Đoàn rước lên tới đỉnh (cao 284m), sau khi nghỉ ngơi, sẽ tiến hành phục hiện lại cảnh rước tượng Bà năm xưa. Nghi lễ cúng tế kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó tiếp tục “Thượng kiệu hồi giá”.

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 5

Nghi thức rước y áo, mũ mão tại di tích bia đá Bà ngự năm xưa

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 6

Sau nghi thức cúng kính trên đỉnh núi, đoàn rước kiệu lại rình rang hạ sơn

Đoàn hạ sơn dẫn đầu là cặp Song Long vàng xanh uốn lượn, tiếp theo sau là các đội lân rực đỏ uy dũng, tháp tùng bởi chống chiêng kèn mõ, thanh la rền vang rồi đến các vị chủ lễ, chức sắc áo the, mũ mão xúng xính, cờ bay lọng múa.

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 7

Thiếu nữ đồng trinh rước kiệu và các Tráng đinh được tuyển chọn kỹ càng, có sức khỏe dẻo dai để khiêng kiệu

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 8

 Đoàn rước hạ sơn kéo dài hàng cây số, dọc hai bên đường, bà con túa ra nghênh đón

Trang trọng nhất giữa đoàn là chiếc kiệu sơn son thếp vàng lộng lẫy được hai hàng tráng sĩ cung nghinh cùng 9 thiếu nữ đồng trinh hộ giá, áp cuối là các nữ học sinh áo dài trắng đầu quấn hoa vải cùng đoàn cô dì hộ lễ áo dài vàng, sau cùng mới tới hàng đoàn đông đúc bà con cô bác rồng rắn nhau ùn ùn xuống núi.

Nếu rước lên đông bao nhiêu người thì khi xuống phải gấp hàng chục lần. Do càng về chiều, người dân và du khách tụ hội về càng đông, ai nấy đều vui vẻ hớn hở mong muốn được tháp tùng theo đoàn kỉnh kiệu rước Bà hồi miếu an vị.

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 9

Về đến nơi trời đã tối; thỉnh y áo, mũ mão Bà an vị trong miếu

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 10

Ngày hôm sau, từ chập tối bà con đã tập trung bên ngoài chánh điện

Long trọng Lễ tắm Bà

 Hôm sau là với nghi thức chính kéo dài khoảng 1 giờ. Từ chập tối, khắp các gian sãnh đường trong miếu đã không còn chỗ dự lễ, phía ngoài sân là khu vực dành cho bà con chuẩn bị lễ vật cúng kính.

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 11

Bà con kiên nhẫn xếp hàng chờ đến lượt vào dâng cúng lễ vật

Bá tánh thập phương dâng cúng lễ vật theo từng đoàn trước sau chỉnh tề nghiêm trang từ chập tối cho đến gần nữa đêm. Đúng 00h00ph đêm ngày 23 rạng sáng 24 tháng Tư âm lịch, tấm rèm bằng vải điều đỏ được kéo kín lại. Chỉ có 9 vị Đồng cô y phục chỉnh tề được vào phía sau rèm để thực hiện nghi thức “tắm”, lau chùi bụi bặm trên tượng thờ bằng nước thơm rồi thay xiêm y áo mão cho Bà. 

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 12

Trước giờ Hợi, sân điện trật tự, trang nghiêm chuẩn bị làm lễ.

Đúng 12 giờ đêm, chiếc rèm đỏ được kéo kín lại để thực hiện Lễ tắm Bà

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 13

Nghi thức “tắm” diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ, Tiếp theo là giây phút long trọng nhất khi tấm rèm được kéo ra để mọi người chiêm bái

Nghi thức long trọng, trang nghiêm này mỗi năm chỉ thành kính diễn ra một lần nên người dân và du khách thập phương tin rằng đây là giây phút thiêng liêng nhất khi được chiêm bái Bà lúc tấm rèm được kéo ra.

Để được vinh dự vào chầu nghi thức "kéo rèm" linh thiêng này, từ sáng sớm, mọi người phải xếp hàng từng đoàn dài để được phát phiếu vào dự lễ.

Ai không kịp đến nhận phiếu từ sáng sớm thì phải chiêm bái từ phía ngoài cho đến sau lễ tắm xong mới được vào tự do dâng phẩm, lễ bái, cúng kính và thỉnh phong bao đỏ đựng những mảnh vải nhỏ cắt ra từ bộ y cũ của Bà. Mọi người đến đây tin rằng thỉnh được phước Bà ban sẽ giúp gia đạo bình an, mạnh khỏe và phát tài, phát lộc…

Chờ hết dịch, chúng ta sẽ rình rang trẩy hội Vía Bà - 14

Cuối cùng khách hành hương được tự do vào kỉnh lễ, dâng cúng lễ vật

Dịp này hàng năm, lễ hội thu hút hàng vạn lượt du khách về hành hương. Ngoài việc chiêm bái phần lễ nghi trang trọng, cầu tài khấn lộc còn là dịp tham dự phần hội với nhiều hoạt động lễ hội dân gian phong phú; đồng thời cũng là dịp để du sơn, ngoạn thủy, mua sắm sản vật địa phương của vùng đất thiêng Bảy núi - An Giang.

Theo thống kê hằng năm, Khu DLQG núi Sam đón 4-5 triệu lượt du khách về hành hương, tham quan các thắng cảnh nổi tiếng như Chùa Hang, Tây An cổ tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu và Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.

Mới đây, theo thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam dự kiến diễn ra từ ngày 2/6 – 7/6/2021, năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên Lễ hội chỉ tổ chức gọn nhẹ phần lễ, không tổ chức phần hội và triệt để triệt để tuân thủ chỉ thị 5K và chịu trách nhiệm đảm bảo các quy định phòng chống dịch theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT