Việt Nam có thêm Bảo tàng Di sản các nhà khoa học
Sau 13 năm lưu trữ và bảo quản hàng trăm nghìn tài liệu hiện vật, sáng 28/11, Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Đây là bảo tàng đầu tiên về khoa học và các nhà khoa học Việt Nam, nơi kể những câu chuyện về lịch sử khoa học trong nước từ đầu thế kỷ XX, thông qua những con người cụ thể.
Bảo tàng đầu tiên của những nhân chứng ngành khoa học Việt Nam
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, việc mở cửa Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng trên hành trình nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa - đặc biệt khi di sản của các nhà khoa học là khái niệm còn mới mẻ ở nước ta.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Di sản các nhà khoa học, kỳ vọng: "Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam tương lai không chỉ là nơi tham quan để hiểu về lịch sử khoa học, về những đóng góp của thế hệ các nhà khoa học nước nhà, mà còn là nơi để tìm hiểu những giá trị, phẩm chất của các nhà khoa học, từ đó tạo niềm cảm hứng trong cuộc sống cho mỗi khách tham quan, nhất là thế hệ trẻ. Chúng tôi hi vọng Bảo tàng sẽ là nơi khơi dậy tinh thần khoa học cùng niềm tự tôn khoa học của Việt Nam”.
Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn trao Quyết định cấp phép hoạt động của Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Tham quan Bảo tàng Di sản các nhà khoa học.
Bảo tàng không chỉ tiếp tục mở rộng việc sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn những giá trị khoa học vật thể và phi vật thể, mà còn trưng bày những hiện vật về cuộc đời, đóng góp và sự lao động của các nhà khoa học Việt Nam, song song với đó là tái hiện lịch sử của một hay nhiều ngành khoa học, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Hàng trăm nghìn tư liệu sưu tầm suốt 13 năm
Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam có diện tích rộng hơn 30 ha, nằm trong khuôn viên Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam, tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Đây không phải một địa điểm bất ngờ được khai trương, mà là công trình vinh danh khoa học đã được ấp ủ từ lâu. Ý tưởng thành lập một Trung tâm có chức năng nghiên cứu, bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam được những thành viên sáng lập Bệnh viện MEDLATEC khởi xướng từ 13 năm trước.
Một góc Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Ngày 18/6/2008, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt được thành lập theo giấy phép của UBND tỉnh Hòa Bình. Ngày 27/9/2008, hơn 100 nhà khoa học đến tham gia dự án xây dựng Trung tâm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, với hạt nhân là Công viên Di sản các nhà khoa học. Công viên Di sản các nhà khoa học cũng là cơ sở đầu tiên đi vào hoạt động của Trung tâm, giữ vai trò là một công viên văn hóa - khoa học đáp ứng nhu cầu của quảng đại nhân dân, của khách du lịch, thông qua việc trưng bày, giới thiệu cuộc đời và những đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam, kết hợp nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, du lịch văn hóa - lịch sử.
Ngày 12/1/2011, sau hơn hai năm hoạt động, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam chính thức đổi tên thành Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam, trực thuộc Công ty Công nghệ và Xét nghiệm y học MEDLATEC.
Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tư liệu mà Trung tâm đã bền bỉ và kiên trì thu thập trong hơn 13 năm hoạt động: 2.000 phông lưu trữ cá nhân của các nhà khoa học, lưu giữ và bảo quản hơn 800.000 tài liệu hiện vật, 400.000 phút ghi âm và 150.000 phút ghi hình về cuộc đời của nhà khoa học thuộc 45 chuyên ngành.
Dưới đây là một số hiện vật do Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam lưu trữ tại Bảo tàng:
Sổ đăng ký mua lương thực của GS.TS Trần Văn Nhân, được sử dụng từ năm 1986 đến 1988.
14 bức thư của người cha gửi cho PGS. Nguyễn Nghĩa Trọng khi ông đang du học ở Trung Quốc.
Chiếc kính lúp MBC-2 của GS.TS. Trần Đình Lý, là vật chứng về một thời trang thiết bị dùng cho nghiên cứu khoa học ở nước ta còn hết sức thô sơ.
Cuốn giáo trình của GS.TS Trần Đình Bửu, nhà khoa học ngành Giao thông vận tải.
Đôi dép đặc biệt của PGS.TS Lý Hòa: một đế cao 15cm và một đế chỉ cao 2cm.
Máy điện châm đầu tiên của Viện Châm cứu.
Một góc hiện vật của PGS.TS Lê Văn Truyền, nhà khoa học thứ 2000 đóng góp tư liệu cho Bảo tàng.
Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh, là điều không mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, đây...