Ứng dụng dịch vụ video “nóng bỏng” tại Việt Nam
Xu hướng di động, đại dịch bùng phát đã làm thay đổi cách thức giải trí của khán giả Việt trong suốt hơn 2 năm qua.
Dịch vụ video trực tuyến bùng nổ
Những ngày tháng giãn cách, chiếc smartphone của người dường như hoạt động hết công suất với loạt ứng dụng mới xuất hiện. Ngoài công cụ làm việc trực tuyến thì các ứng dụng giải trí, xem film là thứ không thể thiếu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hàng loạt ứng dụng xem phim trực tuyến “Over the top (OTT)” phát triển vượt bậc khi nhu cầu giải trí người dùng tại nhà tăng cao. Ngay từ những tháng đầu tiên của đại dịch COVID-19 hồi 2019 thì những ứng dụng này có mức tăng trưởng 30% mỗi tháng theo nghiên cứu của IDC.
Báo cáo của hãng nghiên cứu Q&E về dịch vụ truyền hình trực tuyến (video streaming) tại thị trường Việt Nam cho thấy, smartphone (76%) và TV vốn là thứ ít được sử dụng nay cũng trở nên hữu ích khi 73% người dùng để xem các video trực tuyến.
Thị trường dịch vụ truyền hình trực tuyến tại Việt Nam có 22 nhà cung cấp với những cái tên quen thuộc như FPT Play, K+, VTV Cab On, Zing TV, Galaxy Play… Con số này còn lớn hơn khi xuất hiện các nhà cung cấp nước ngoài như Netflix,, HBO Go, Hulu , Disney + …. Người tiêu dùng thích xem các video trực tuyến về các chủ đề liên quan đến "Phim dài tập/phim lẻ" (60%), "Âm nhạc" (50%) và "Chương trình giải trí/ Trò chơi truyền hình/ Chương trình thực tế" (48%).
Các chuyên gia dự báo ngành này sẽ còn tăng trưởng hơn nữa trong những năm tới, dự kiến đạt trị giá 1,039 nghìn tỷ đô la vào năm 2027. Đây là một mức tăng đáng kể so với 121,61 tỷ đô la hồi năm 2019. Sự tăng trưởng sẽ tiếp tục khi ngày càng có nhiều dịch vụ phát trực tuyến OTT gia nhập thị trường và nhiều người xem tiếp tục "cắt dây" với truyền hình cáp.
Với sự đang dạng của hàng loạt ứng dụng, người dùng có thể lựa chọn theo sở thích xem của của cá nhân bởi mỗi nhà cung cấp đều có những ưu điểm, thế mạnh của mình. Galaxy Play, FPT Play, Zing TV là những app “thuần Việt” được đánh giá cao từ người dùng nhiều nội dung hấp dẫn từ những tác phẩm điện ảnh trong nước, quốc tế với mức phí hợp lý. Trong khi đó Netflix hay WeTV mang đến những video hàng đầu thế giới với nội dung chủ yếu là phim và các chương trình truyền hình mang tính chọn lọc.
Thay đổi mô hình truyền thống
Phần lớn mô hình kinh doanh của các ứng dụng này là một nền tảng cung cấp dịch vụ phát trực tuyến video theo yêu cầu với một khoản phí đăng ký. Film và những chương trình trên đó được mua lại và sản xuất độc quyền. Điều làm cho những ứng dụng này hấp dẫn là nó cung cấp khả năng xem nội dung theo yêu cầu và cũng có thể cá nhân hóa.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát toàn cầu từ Apester chỉ ra rằng, 60,1% người dùng phát ngán với quá nhiều dịch vụ phát trực tuyến. Vì thế, bản sắc của mỗi ứng dụng sẽ mang đến lợi thế thu hút người dùng.
Tại Việt Nam, VieON đang có sự dẫn đầu dịch vụ video trực tuyến, trong đó ấn tượng nhất đến từ 2 bộ phim truyền hình “Cây táo nở hoa” (Việt Nam) - ra mắt đầu tháng 4/2021 và “Penthouse - Cuộc chiến thượng lưu III” (Hàn Quốc). Bên cạnh thế mạnh phim truyền hình , việc mua bản quyền, độc quyền phát sóng loạt chương trình giải trí cũng đem lại thế mạnh cho VieON.
Khác với ứng dụng “thuần Việt”, kho phim đặc sắc, từ những series nhiều phần US/UK và hành động Mỹ, … đã giúp Netflix giữ vững vị thế tại Việt Nam. Trong khi đó cái bắt tay của HBO Go với FPT Play cũng mang đến cuộc chơi với cách tiếp cận người dùng bằng các nội dung miễn phí và bom tấn.
Hồi tháng 3/2021, bộ phim bom tấn “Liên Minh Công Lý - Justice League” của Hollywood được phát trực tuyến đã thay đổi cách thức của các nhà làm phim và kinh doanh. Những cái tên xuất hiện cuối năm như Dune và Godzilla vs. Kong cũng sẽ xuất hiện trên HBO Go báo hiệu xu hướng mới trong tương lai.
Trước đó loạt phim chiếu rạp Việt như “Tiệc trăng máu”, “Ròm” và “Màu Cỏ Úa” cũng đã sớm xuất trên ứng dụng Galaxy Play vào dịp Tết năm ngoái. Tiếp bước thành công, tác phẩm “Bố già” cũng lên sóng online hồi tháng 6/2021 nhằm đáp ứng nhu cầu xem phim mùa dịch Covid-19 đang tăng cao. Mặc dù ra mắt hồi đầu tháng 3/2021 nhưng “Bố già” bất ngờ lập kỷ lục về doanh thu khi cán mốc cán mốc 420 tỷ đồng.
Khác với nhiều ứng dụng OTT Việt, Galaxy Play tự sản xuất và phát hành hàng loạt dự án phim bộ độc quyền nhằm kéo khán giả về phía mình. Loạt phim trên Galaxy Play Original Series được đầu tư bài bản cả về hình ảnh lẫn chất lượng nội dung với sự góp mặt đông đảo của những đạo diễn, diễn viên danh tiếng trong làng điện ảnh Việt. Số khán giả xem phim trên ứng dụng Galaxy Play đã tăng 5 lần so với bình thường trong hơn 1 năm qua. Bên cạnh đó, số lượng người dùng mới cũng tăng lên gấp 5 lần so với thời phiên bản thử nghiệm Film+.
Chương trình giải trí, gameshow hay phim độc quyền đang trở thành thế mạnh cạnh tranh nhằm thu hút, duy trì người xem trên các nền tảng. Sự độc đáo và duy nhất cũng được xem là lợi thế cạnh tranh nhằm thu hút thêm nhiều khán giả mới. Nhưng người dùng ngày một khó tính, đối thủ ngày một cạnh tranh mạnh mẽ, vậy ngoài tập trung vào các điểm khác biệt nổi bật về nội dung, các thương hiệu có thể làm gì khác để “giữ chân” người dùng khi mọi hoạt động đã và đang trở lại bình thường?
Tại sao ta không khởi đầu năm Nhâm Dần với một bộ phim có nhân vật chính là hổ?