GIẢI PHẪU THẨM MỸ TAI

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

GIẢI PHẪU THẨM MỸ TAI - 1

 

 

Tai gồm có 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Phần tai liên quan đến vẻ đẹp ngoại hình của con người chính là tai ngoài. Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài, trong đó vành tai là phần nhô toàn bộ ra ngoài, gồm có nhiều gờ, rãnh do các nếp nhăn của sụn. Tất cả tạo thành vành tai như một cái loa để định hướng và hứng lấy âm thanh, vừa thực hiện chức năng nghe, vừa tạo nên hình dáng thẩm mỹ quen thuộc của mỗi người. Với người Á Đông, nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, dáng vẻ của vành tai, dái tai còn mang nhiều ý nghĩa về nhân trắc học, tướng số

Phẫu thuật Thẩm mỹ tai là kỹ thuật có mục đích sửa chữa các khuyết tật của vành loa tai để phục hồi dáng vẻ, đường nét bình thường, bảo đảm tốt chức năng nghe và hình dáng thẩm mỹ của tai.

I. Chỉ định

Áp dụng cho tất cả các trường hợp có biến dạng về tai như:

- Biến dạng các nếp gấp của sụn vành tai (méo mó)

- Biến dạng của các góc mỡ sau tai (góc giữa vành tai và thái dương) làm vành tai quá vểnh hoặc quá cụp. (Bình thường góc này khoảng 30 độ)

- Vành tai phát triển to quá mức.

- Vành tai quá nhỏ hoặc thiếu hụt.

- Vành tai phẳng (không có nếp gấp của sụn )

- Dái tai xấu

- Do mang đồ trang sức, lỗ tai bị giãn rộng hoặc biến dạng, thậm chí bị rách.

II. Kỹ thuật

1/ Vô cảm: Chỉ cần gây tê tại chỗ. Với trẻ em có thể gây mê nếu thấy cần.

2/ Kỹ thuật cụ thể tùy từng trường hợp khác nhau.

- Trường hợp độ rộng vành tai bình thường nhưng méo mó, các nếp sụn không bình thường thì có thể sửa chữa bằng cách cắt chuyển điều chỉnh các phần sụn để tái tạo những nếp gấp như bình thường.

- Khi vành tai quá to thì cắt bớt sụn và da để khôi phục kích thước bình thường.

- Khi vành tai quá nhỏ, thiếu hụt thì tùy từng mức độ để xử lý bằng cách ghép sụn tự thân, hoặc ghép bằng chất liệu nhân tạo.

- Trong các trường hợp không có vành tai hay vành tai nhỏ gần như không có (có thể do bẩm sinh hay sau chấn thương), phải tạo hình vành tai toàn bộ thì thường phải dùng vành tai nhân tạo làm bằng chất dẻo để cấy ghép.

- Khi vành tai quá vểnh hay quá cụp thì có thể tái tạo lại góc vành tai – thái dương bằng cách tạo hình điều chỉnh sụn và da sau tai. Bình thường vành tai và mặt bên của đầu (vùng thái dương) làm thành một góc 30­­­­­ độ, và càng xuống thấp góc này càng rộng, nghĩa là phần dưới của vành tai (dái tai) mở xoay ra ngoài gần như vuông góc với thái dương.

- Trong các tổn thương thuần túy thẩm mỹ như là biến chứng sau khi xỏ lỗ tai (lỗ tai xấu, rách lỗ tai…) thì phục hồi rất đơn giản bằng cách khâu thẩm mỹ.

III. Chăm Sóc

Các phẫu thuật ở vành tai, dái tai thường đau ít, cũng ít sưng nề và mau lành.

Trong trường hợp có tạo hình sụn tai, tạo nếp gấp mới thì phải băng bó sao cho không để bị va chạm, làm biến dạng các nếp gấp.

CNB

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT