Chợ và phố chợ Hà Nội trăm năm trước qua tư liệu ảnh

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Với mong muốn đưa công chúng trở về với những ký ức xưa của Hà Nội trong dòng chảy của lịch sử qua những tư liệu, hình ảnh sinh động về chợ và phố chợ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức triển lãm tài liệu trực tuyến “Ký ức chợ xưa”.

Những hình ảnh chợ xưa như chợ Đồng Xuân, chợ Bưởi, chợ hoa tết, các phiên chợ truyền thống, những gánh hàng rong trên khắp phố phường Hà Nội xưa từ thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX sẽ được tái hiện một cách sống động, chân thực qua hai phần của triển lãm là: Chuyện quy hoạch và Những ký ức xưa.

Thăng Long - Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn. Từ xa xưa, đây là nơi buôn bán tấp nập với mạng lưới chợ dày đặc, vì thế đô thị này còn có tên gọi là Kẻ Chợ. Chợ thường lập ở những nơi đông dân cư, các cửa ô, cửa thành, bến sông,…nơi thuận tiện cho giao thông đi lại, trao đổi buôn bán.

Dưới triều Nguyễn, chợ luôn gắn với làng nghề thủ công truyền thống và buôn bán theo phường hội. Dưới triều Nguyễn, mặc dù việc hình thành chợ truyền thống vẫn tương đối tự phát, nhưng triều đình đã có các quy định khá chặt chẽ trong hoạt động buôn bán như cấm làm sai lệch đơn vị đo lường của nhà nước để tư lợi, cấm tư thương thông đồng ép giá kiếm lời, duy trì các cơ sở tuần ty kiểm soát việc giao thương giữa Hà Nội và các địa phương, áp thuế quan tân đối với việc lưu thông hàng hóa. Triều đình cũng ban hành một số điều lệ nhằm ngăn chặn tệ hà lạm của người thu thuế cũng như việc trốn thuế, lậu thuế của người đi buôn.

Cuối thế kỷ 19, hoạt động chợ ở Hà Nội đã có nhiều thay đổi, theo mô tả của Paul Bourde, thông tín viên Thời báo ở Bắc Kỳ năm 1883 thì “Hà Nội không có chợ mái che, cũng không có nơi quy định để họp chợ. Cả thành phố biến thành một cái chợ mênh mông ngoài trời”.

Chợ và phố chợ Hà Nội trăm năm trước qua tư liệu ảnh - 1

Chợ và phố chợ Hà Nội trăm năm trước qua tư liệu ảnh - 2Chợ và phố chợ Hà Nội trăm năm trước qua tư liệu ảnh - 3

Chợ và phố chợ Hà Nội trăm năm trước qua tư liệu ảnh - 4

Sau khi trở thành nhượng địa của Pháp vào năm 1888, các chợ có mái che được xây dựng, các quy định về thuế chợ, bán hàng rong lần lượt được ban hành.Trong giai đoạn này, xác định thuế chợ là nguồn thu chính của ngân sách nên thành phố đã quyết định cho tăng số phiên ở chợ Đồng Xuân và các chợ khác, đánh thuế người bán hàng rong, quy định về việc sử dụng vỉa hè trên các phố để bán hàng.Chợ và phố chợ Hà Nội trăm năm trước qua tư liệu ảnh - 5Hà Nội xưa là một cái chợ khổng lồ, bao gồm một mạng lưới chợ lớn, nhỏ trải rộng khắp thành phố. Trong số rất nhiều ngôi chợ ở đất Hà Thành xưa  thì chợ Bưởi, chợ Mơ là hai ngôi chợ điển hình cho mô hình chợ họp theo phiên. Chính vì thế mà khi nhắc được đến chợ Yên Thái xưa (tức chợ Bưởi) thì  người Hà Thành lại nhớ đến câu thơ “Chợ Yên một tháng sáu phiên/ Ai về phiên chợ làng Yên thì về”.

Chợ và phố chợ Hà Nội trăm năm trước qua tư liệu ảnh - 6

Dạo qua 36 phố phường xưa, khi bắt gặp cảnh một cụ đồ, khăn xếp, áo the ngồi cho chữ trên hè phố, ấy là lúc Tết đã về gần lắm rồi. Với nhiều người, hình ảnh ấy luôn gợi về một thủa Hà Nội xưa, nơi phố Hàng Bồ có những ông đồ ngồi vỉa hè cho chữ. Quanh đó là cái chợ nhỏ với la liệt những bức tranh, những gánh hàng hoa với màu sắc sặc sỡ để phục vụ cho người Hà Thành chơi Tết.

Chợ và phố chợ Hà Nội trăm năm trước qua tư liệu ảnh - 7Chợ và phố chợ Hà Nội trăm năm trước qua tư liệu ảnh - 8Chợ và phố chợ Hà Nội trăm năm trước qua tư liệu ảnh - 9

Triển lãm“Ký ức chợ xưa” diễn ra từ ngày 25/4/2022 trên website, fanpage của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I  Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (http://archives.org.vn),(https://facebook.com/luutruquocgia1).

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Châu

CLIP HOT