Những nhà vệ sinh với thiết kế độc đáo và được giữ gìn sạch sẽ có thể sẽ trở thành điểm đến thú vị để thu hút khách du lịch.
Những nhà vệ sinh với thiết kế đặc biệt và được giữ sạch sẽ có thể sẽ trở thành điểm đến thú vị nhằm hút khách du lịch.
Dự án nhà vệ sinh công cộng ở Tokyo
Nhật Bản từng gây chú ý với nhà vệ sinh công cộng ở Tokyo có thiết kế trong suốt hồi 2020 và đó trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt sản phẩm mới mọc lên sau này.
Nhà vệ sinh trong suốt được xây dựng tại Vườn hoa Yoyogi Fukamachi và Công viên cộng đồng Haru-no-Ogawa ở Shibuya. Khi trời tối, dãy nhà vệ sinh như những ngọn đèn thắp sáng công viên.
Được khởi xướng bởi The Nippon Foundation dưới sự hợp tác của chính quyền và Hiệp hội Du lịch Shibuya, dự án đã nỗ lực cải tạo các nhà vệ sinh công cộng tại đây để trở nên đẹp mắt và thuận tiện hơn cho tất cả người dùng, tái khẳng định cách làm theo hướng chi tiết và sáng tạo của người Nhật đồng thời tôn vinh sự đa dạng của con người.
Hiện nay, Dự án đã quy tụ tổng cộng 16 nhà sáng tạo nổi tiếng, từ kiến trúc sư Ando Tadao và Kuma Kengo, giám đốc nghệ thuật Katayama, ...
Một ngôi làng vệ sinh ẩn bên trong rừng cây xanh của công viên Nabeshima Shoto có tên “A Walk in the Woods”, được thiết kế để “xóa tan hình ảnh thông thường về nhà vệ sinh công cộng”.
Tại Nhật Bản, nhà vệ sinh là chủ đề rất được quan tâm đến nỗi đó là nguồn cảm hứng cho đạo diễn từng đoạt giải Oscar Wim Wenders. Ông hiện đang làm một bộ phim mới về các loại nhà vệ sinh công cộng ở quận Shibuya, thủ đô Tokyo. Trong đó, Hi Toilet được chọn làm “diễn viên” xuất hiện trong bộ phim
Đặt yếu tố vệ sinh lên hàng đầu
The Tokyo Toilet đã thành lập một đội ngũ nhân viên dọn vệ sinh với đồng phục được thiết kế bởi Nigo, một nhà thiết kế thời trang Nhật Bản và chủ sở hữu của thương hiệu thời trang đường phố nổi tiếng, A Bathing Ape.
Bộ đồng phục 'chà toilet' ấn tượng đến từ nhà thiết kế Nigo.
Dù được thiết kế kiểu cách và hiện đại, tuy nhiên nhà vệ sinh công cộng ở đây luôn phải chú trọng yếu tố an toàn, vệ sinh.
Việc làm sạch được phân chia theo ba loại: làm sạch trong ngày được thực hiện ba lần một ngày; tổng vệ sinh thường xuyên mỗi tháng một lần; và bảo trì đặc biệt được thực hiện mỗi năm một lần. Ngoài ra, nhà vệ sinh được giám sát hằng tháng bởi nhân viên dịch vụ công cộng của bên thứ ba.
Điểm check in thú vị
Ông Hanaoka Hayatom đại diện Nippon Foundation chia sẻ "Nhà vệ sinh là một đặc trưng trong văn hoá hiếu khách nổi tiếng thế giới của Nhật Bản. Mặc dù Nhật Bản được biết đến là một trong những quốc gia sạch nhất thế giới, việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng vẫn rất hạn chế do quan niệm đó là nơi tối tăm, bẩn thỉu, hôi hám và đáng sợ. Do vậy, chúng tôi sẽ cố gắng thay đổi suy nghĩ đó”.
Thiết kế những nhà vệ sinh này thậm chí đã trở thành một điểm thu hút du lịch, chính bởi việc phô trọn những điểm sáng trong văn hóa nhà vệ sinh Nhật Bản: Công nghệ cao, sạch sẽ và sáng tạo bất ngờ.
Dưới đây là một số nhà vệ sinh công cộng mang đậm điểm nhấn du lịch:
The House
Địa điểm: Jingumae
Thiết kế: NIGO
Giám đốc nghệ thuật Nigo là người đứng sau công trình này. Thiết kế của ông, pha trộn giữa sự mới lạ và cảm giác hoài cổ của các khu nhà quân đội Mỹ.
Với hàng rào màu trắng cổ điển, tương phản rõ rệt với các tòa nhà văn phòng hiện đại cao chót vót và khu thời trang đầy màu sắc của khu phố Harajuku bao quanh nó. Các tiện nghi bên trong bao gồm nhà vệ sinh, chậu rửa, ghế sưởi, bồn cầu cách điệu và ghế dành cho trẻ nhỏ.
A Walk in the Woods
Địa điểm: Nabeshima Shoto Park
Thiết kế: Kengo Kuma
Thiết kế bởi kiến trúc sư Nhật Bản Kengo Kuma, nhà vệ sinh ở Tokyo được xây dựng để thay thế một khối nhà bằng gạch hiện có trong Công viên Nabeshima Shoto, nhà vệ sinh này được thiết kế để tích hợp với cây cối xanh tươi của công viên.
Thay vì tạo ra một khối duy nhất, Kuma đã chia nhỏ cơ sở thành năm túp lều được nối với nhau bằng một lối đi bậc thang. Với cách bài trí, thiết bị và nội thất khác nhau, mỗi nhà vệ sinh trong làng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đặc biệt, như phòng chăm sóc trẻ em, chăm sóc cá nhân và sử dụng xe lăn.
Amayadori
Địa điểm: Jingu-Dori Park
Thiết kế: Tadao Ando
Kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Ando Tadao, chủ nhân giải thưởng Pritzker năm 2015, sau ông Ban. Ông Ando nói: “Tôi được các kiến trúc sư khác trong dự án truyền cảm hứng và muốn cống hiến hết sức mình. Giá trị của một công trình không do kích cỡ quyết định. Nhà vệ sinh công cộng này tuy nhỏ, nhưng lại truyền đi thông điệp lớn".
Công trình còn được gọi là “Amayadori”, tiếng Nhật có nghĩa là “nơi trú mưa”.
Three Mushrooms
Địa điểm: Yoyogi-Hachiman
Thiết kế: Toyo Ito
Ito Toyo, người nhận giải Pritzker về kiến trúc, đã thiết kế một nhà vệ sinh giống như ba cây nấm mọc lên từ khu rừng gần đền Yoyogi Hachiman. Cấu trúc tròn được sơn màu ombré nhẹ nhàng, nổi bật giữa cảnh khu rừng đằng sau.
Có ba nhà vệ sinh tất cả, mỗi nhà vệ sinh được trang bị ghế ngồi dành cho em bé và một số tính năng khác.
White
Địa điểm: Ebisu Station
Thiết kế: Kashiwa Sato
Các cửa chớp bằng nhôm khoác lên cấu trúc nhà vệ sinh một lớp ngụy trang. Lối vào nhà vệ sinh nằm phía sau để người dùng cảm thấy riêng tư.
Ký tự tượng hình được sắp xếp hợp lý, dễ nhận diện.
Ý tưởng của nhà vệ sinh này là của Kashiwa Sato, một trong những giám đốc nghệ thuật nổi tiếng nhất Nhật Bản. Hình khối màu trắng tinh khiết, đơn giản phản đúng triết lý thiết kế của Sato. Ông tin rằng thiết kế này sẽ kích thích cảm xúc của mọi người.
Hi Toilet
Nhà thiết kế: Kazoo Sato / Disruption Lab Team
Địa chỉ: Nanago Dori Park
Tòa nhà hình cầu màu trắng này giống như một tòa kiến trúc đến từ tương lai vậy!
Khi thiết kế Hi-Toilet, nhà thiết kế Kazoo Sato và nhóm của mình đã dành 3 năm để nghiên cứu và lên kế hoạch, trước khi đưa ra ý tưởng về một nhà vệ sinh VOICE COMMAND - có thể điều khiển bằng giọng nói.
Bạn có thể sử dụng tất cả các tính năng trong toilet này bằng giọng nói, tối ưu hoá việc giữ vệ sinh cho người dùng, đồng thời nhà vệ sinh này cũng được thiết kế để có thể thông gió quanh năm.
Được kích hoạt hoàn toàn bằng giọng nói mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp, Hi-Toilet đem lại cho người sử dụng trải nghiệm như đang đi đến thế giới tương lai.
Andon Toilet
Địa điểm: Công viên Nishihara Itchome
Thiết kế: Takenosuke Sakakura
Takenosuke Sakakura - nhà thiết kế đã tạo ra nhà vệ sinh này với hy vọng sẽ thay thế những nhà vệ sinh cũ nát và kém chất lượng bằng một thứ gì đó mới mẻ, đồng thời cải thiện hình ảnh chung cho công viên.
Lấy cảm hứng từ “andon” - đèn lồng giấy truyền thống của Nhật có hình chữ nhật, ông đã tạo ra một nhà vệ sinh có không gian sáng sủa và thoáng đãng. Vào ban đêm, Andon Toilet sẽ được lên đèn, trông đúng như tên gọi của nó - "Đèn lồng".
Hiroo East Park Toilet
Địa điểm: Công Viên Hiroo Higashi
Thiết kế: Tomohito Ushiro
Thiết kế của giám đốc sáng tạo của Uniqlo Ushiro khiến người ta liên tưởng đến một tượng đài bằng đá, bền bỉ cùng thời gian. Tòa nhà đề cao tính đơn giản và tiện lợi. Các tiện nghi bao gồm nhà vệ sinh thiết kế kiểu cách, ghế ngồi cho em bé và khu vực thay tã.
Bảng điều khiển phía sau nhà vệ sinh được chiếu sáng liên tục với 7,9 tỷ kiểu bằng với dân số thế giới, tạo thành những mảng màu bắt mắt.