Choáng ngợp với quy mô của 11 sân vận động tổ chức EURO 2021
Tọa lạc tại thủ đô và các thành phố lớn khắp châu Âu, 11 sân vận động chính của EURO 2021 khiến du khách ngỡ ngàng khi đến tham quan.
EURO lần này có nhiều điều rất đặc biệt, không chỉ bị dời 1 năm vì đại dịch Covid-19, giải còn được tổ chức dàn trải trên 11 sân vận động ở 11 thành phố tại 11 nước, thay vì một nước chủ nhà như thường thấy.
Theo đó, 9 đội chủ nhà gồm Italia (bảng A), Đan Mạch, Nga (B), Hà Lan (C), Anh, Scotland (D), Tây Ban Nha (E), Đức, Hungary (F). Trong số này, Nga, Scotland, Hungary chỉ được đá 2 trận trên sân nhà, các đội còn lại đá 3 trận vòng bảng đều trên sân nhà của họ.
Mặc dù đã mở sân cho khán giả đến theo dõi trận đấu sau 1 năm im ắng, nhưng các chảo lửa vẫn tuân thủ quy định giãn cách, chỉ nhận một số lượng cổ động viên có hạn.
Olimpico, Rome, Italy
Mở cửa: 1953
Sức chứa: 68.000 người
Dự kiến tham gia: 16.000 người
Tọa lạc tại trung tâm Khu phức hợp thể thao phía bắc thành Rome, công trình được thi công từ 1928 nhưng mãi 25 năm sau mới hoàn thành vì chiến tranh. Trong quá khứ, nơi đây đã diễn ra Olympic 1960, EURO 1968, 1980 và World Cup 1990.
Năm 2007, Olimpico được nâng cấp để phù hợp với các tiêu chuẩn của UEFA, sẵn sàng cho trận chung kết Champions League 2009 giữa Barcelona và Manchester United. Tuy vậy, nơi này như một cái bát lớn nằm giữa sông Tiber và đồi Monte, đợi mưa nhấn chìm vì rất ít khi sân được lấp đầy.
Johan Cruyff Arena, Amsterdam, Hà Lan
Mở cửa: 1996
Sức chứa: 54.000 người
Dự kiến tham gia: 12.000 người
Được xây dựng để thay thế sân cũ của CLB De Meer khi đó đã trở nên quá nhỏ, đây là sân bóng đầu tiên ở châu Âu có mái nhà có thể thu vào. Nơi đây chứng kiến trận CK Champions League 1998 giữa Real Madrid và Juventus, CK Europa League 2013 giữa Chelsea và Benfica, cùng với một số trận EURO 2000.
Sân vận động sang trọng này tự hào là 1 trong 5 địa điểm thể thao bền vững nhất hành tinh, nó có 4.200 tấm pin năng lượng mặt trời, trang trại gió chuyên dụng của riêng mình và hệ thống thu nước mưa để tưới sân cỏ.
Baku Olympic, Baku, Azerbaijan
Mở cửa: 2015
Sức chứa: 69.000 người
Dự kiến tham gia: 31.000 người
Là sân nhà của Đội bóng Quốc gia Azerbaijan, Olympic Baku được xây dựng với chi phí 600 triệu USD bên bờ Hồ Boyukshor, nằm gọn trên Bán đảo Absheron. Nơi đây mở cửa vào năm 2015, tổ chức lễ khai mạc Thế vận hội Châu Âu.
Theo tạp chí CLADmag chuyên ngành về kiến trúc và thiết kế, “hình dạng sân vận động được lấy cảm hứng từ dải băng của những người tập thể dục nhịp điệu, hiệu ứng ánh sáng nhấp nháy được sử dụng để làm cho tòa nhà trông như thể nó đang bay”.
National Arena, Bucharest, Romania
Mở cửa: 2011
Sức chứa: 54.000 người
Dự kiến tham gia: 13.000 người
Với chi phí 260 triệu USD, sân được xây ở vùng ngoại ô phía đông thủ đô của Romania trên nền sân cũ - Lia Manoliu. Một năm sau khai trương, nơi đây tổ chức trận CK Europa League 2012 toàn Tây Ban Nha giữa Atlético Madrid và Athletic Bilbao.
Được thiết kế theo phong cách của một đấu trường cổ đại với hai bên dốc bắt mắt có độ dốc cao nhất được phép theo luật Châu Âu, sân có 2 tầng ngầm và 3 tầng trên với bãi xe 2.100 phương tiện. Các tầng trên có 42 skybox VIP, sảnh khách, nhà hàng,... Sân cũng có hệ thống âm thanh và video hiện đại, mái nhà có thể thu vào khi cần thiết.
Puskas Arena, Budapest, Hungary
Mở cửa: 2019
Sức chứa: 68.000 người
Dự kiến tham gia: 61.000 người
Nằm cách ga trung tâm Budapest chỉ 10 phút đi bộ, Puskas Arena là sân vận động lớn nhất ở thủ đô Hungary và là sân nhà của đội tuyển quốc gia. Được xây dựng trên địa điểm của sân Ferenc Puskas cũ, nơi đây đã tổ chức UEFA Super 2020 Cup giữa Bayern Munich và Sevilla. Gần đây, sân được chọn làm điểm thay thế cho một số trận Champions League.
Là đứa con tinh thần của kiến trúc sư Gyorgy Skardelli, nó được thiết kế với sự thừa hưởng từ sân cũ, giữ lại nguyên vẹn bức tường gạch cũ làm lối vào chính. Hình bầu dục và các tháp được trang trí cũng được lấy cảm hứng từ đấu trường được xây dựng để thay thế.
Parken Stadium, Copenhagen, Đan Mạch
Mở cửa: 1992
Sức chứa: 38.000 người
Dự kiến tham gia: 11.250 người
Được xây lại trên nền của sân vận động quốc gia cũ, đây là sân bóng đá lớn nhất ở Đan Mạch và là sân nhà của FC Copenhagen, đội tuyển quốc gia Đan Mạch. Được xây lại với mục đích dàn dựng hòa nhạc và sự kiện thể thao lớn, ghế ngồi có thể thu xếp dễ dàng tùy mục đích sử dụng. Số lượng khán giả kỷ lục ở đây là 60.000 người, họ tham gia buổi diễn của Michael Jackson vào năm 1997.
Parken cũng có hệ thống mái dễ dàng thu vào, được lắp đặt ngay trước cuộc thi Eurovision 2001, khiến sân trở thành địa điểm lớn nhất từng tổ chức cuộc thi. Sân đã tổ chức trận CK Cúp UEFA năm 1994, trong đó Alan Smith đã tung cú vô-lê cho đội bóng của George Graham trước Parma.
Hampden Park, Glasgow, Scotland
Mở cửa: 1903
Sức chứa: 51.000 người
Dự kiến tham gia: 12.000 người
Là sân vận động bóng đá quốc tế lâu đời nhất trên thế giới, Hampden Park đã nhận kỷ lục thế giới vào thời điểm 149.415 người hâm mộ cùng đi qua cửa cho chiến thắng 3-1 của Scotland trước Anh vào tháng 4/1937. Sức chứa chính thức của nó đã giảm đi đáng kể và sẽ còn tiếp tục giảm xuống còn 12.000 cho EURO 2021. Du khách thường chỉ trích cảnh quan và cơ sở vật chất tồi tàn dù cho đã được trùng tu 50 triệu bảng vào những năm 1990.
Wembley, London, Anh
Mở cửa: 2007
Sức chứa: 87.000 người
Dự kiến tham gia: 22.500 người
Sau một thập niên trì hoãn, sân Wembley ở thủ đô London cuối cùng cũng mở cửa năm 2007 sau gần một thập kỷ trì hoãn, kéo theo chi phí tăng cao và hàng loạt tranh chấp pháp lý. Dù vậy, sân cuối cùng cũng thể hiện được sự ngầu của bản thân.
Chảo lửa có sức chứa 87.000 người, tự hào sở hữu nhịp mái đơn dài nhất thế giới cao 135 mét, uốn cong 315 mét. Ghế ngồi có rãnh dốc hơn so với sân cũ, được xếp thành ba tầng, đảm bảo không có cái gọi là view xấu.
Football Arena, Munich, Đức
Mở cửa: 2005
Sức chứa: 70.000 người
Dự kiến tham gia: 14.500 người
Điểm đặc biệt của sân Munich nằm ở ngoại thất, chúng mờ và thay đổi được đến 16 triệu màu, bởi 4.000 đèn đặc biệt. Sân nhà của Bayern Munich nằm trong danh sách những điểm đến bắt mắt nhất châu Âu. Các nhà thiết kế của công trình này rất tự hào vì chỉ mất 30 tháng để xây dựng từ đầu.
Được xây dựng bằng bê tông cốt thép với mái che từ thép lưới, toàn bộ tòa nhà được bọc trong đệm khí hình kim cương, có khả năng chiếu sáng theo màu sắc của đội bóng đang chơi. Đức, Hungary, Pháp và Bồ Đào Nha, cùng các quốc gia khác, sẽ có những buổi trình diễn ánh sáng đặt riêng vào mùa hè này.
Sân vận động St Petersburg, Nga
Mở cửa: 2017
Sức chứa: 61.000 người
Dự kiến tham gia: 30.500 người
Là sân nhà của đội Zenit St Petersburg, công trình này là nơi đón nhận các trận bóng từ Dublin, khi Ireland không thể đảm bảo cho người hâm mộ đến xem. Được xây dựng từ nền sân cũ với chi phí hơn 1 tỷ USD, đây là sân bóng đắt đỏ nhất thế giới và được hoàn thành trễ hạn đến 8 năm, kinh phí vượt 548% với ngân sách.
Nhìn ra Vịnh Phần Lan từ vị trí của mình ở mũi phía tây Đảo Krestovsky, đây là một trong những địa điểm tổ chức World Cup 2018, cũng như trận play-off tranh hạng ba, mà Anh đã thua Bỉ. Nằm cách trung tâm thành phố St Petersburg 9 km, ngay bên cạnh sân là công viên giải trí hấp dẫn khó lòng mà từ chối.
La Cartuja, Sevilla, Tây Ban Nha
Mở cửa: 1999
Sức chứa: 60.000 người
Dự kiến tham gia: 20.000 người
Estadio La Cartuja là 1 trong 3 sân vận động lớn ở Seville, mặc dù cả hai đội bóng La Liga của thành phố là Sevilla và Real Betis đều không gọi nơi đây là sân nhà. View hướng sông Guadalquivir, ban đầu sân được xây để tổ chức Giải vô địch Điền kinh Thế giới năm 1999 và 2 lần đăng cai hụt Thế vận hội 2004 và 2008.
Thiết kế của sân được dân địa phương trông như con voi trắng và được khen ngợi nhiều về thẩm mỹ, cũng như sân đã tổ chức trận CK UEFA Cup 2003, hai trận CK Copa del Rey và một số trận quốc tế của Tây Ban Nha, nhưng kết cấu sân khiến nó không phải là một đấu trường lý tưởng cho bóng đá.
Trước thềm khai mạc Giải vô địch Bóng đá châu Âu - EURO 2020, hãy cùng dạo một vòng đến 11 thành phố nhiệt nhất mùa...