Bà Rịa – Vũng Tàu: Festival Cảng Biển Quốc tế, năm 2013

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

 Bà Rịa - Vũng Tàu hệ thống cảng biển trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Cửa biển Vũng Tàu được qui hoạch là khu cảng biển cửa ngõ quốc tế phía Nam của quốc gia, là trung tâm các tuyến hàng hải của Việt Nam và thế giới. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam,  có 17 cảng biển loại I (Cảng biển Vũng Tàu thuộc cảng biển loại I), 23 cảng biển loại II (trong đó có cảng Côn Đảo - Bà Rịa - Vũng Tàu) và 09 Cảng biển loại III đều thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm: Cảng biển mỏ Rồng Đôi, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Lan Tây, Sư Tử Đen, Đại Hùng, Chí Linh, Ba Vì, Vietsovpetro 01

Bà Rịa – Vũng Tàu: Festival Cảng Biển Quốc tế, năm 2013 - 1

Festival Cảng Biển Quốc tế, lần I, năm 2013 được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) từ ngày 17 đến ngày 19/5/2013. Là sự kiện với những hoạt động quảng bá cho cảng biển và ngành kinh tế biển Việt Nam trong giai đoạn mới; góp phần cũng cố kinh tế, an ninh và quốc phòng của đất nước; cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi giữa các chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo cơ hội đầu tư, phát triển kinh tế biển Việt Nam; góp phần mở ra cơ hội thuận lợi trong hợp tác, thu hút đầu tư, thu hút tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển cảng biển.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Festival Cảng Biển Quốc tế, năm 2013 - 2

Các hoạt động của Festival Cảng biển quốc tế giới thiệu cơ chế, chính sách, quảng bá tiềm năng các cảng biển, du lịch biển Việt Nam, tăng cường công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, nâng cao năng lực và thu hút đầu tư; Giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng; các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm mời gọi và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Xây dựng đô thị cảng biển của tỉnh BR-VT trong tương lai theo định hướng quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam; nâng cao vị trí và tầm quan trọng của cảng trung chuyển Bà Rịa – Vũng Tàu, để đủ sức cạnh tranh về thời gian và chi phí với các cảng nước ngoài; góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh và của khu vực. Đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng quốc tế về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Festival sẽ thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư các lĩnh vực kinh tế biển trong và ngoài nước tham gia, là cơ hội kết nối, hợp tác đầu tư kinh doanh, đồng thời, cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, du lịch, con người, văn hóa… BR-VT với bạn bè trong khu vực và trên thế giới. Chương trình khai mạc và Bế mạc Festival Cảng Biển Quốc tế được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình cả nước. 

Bà Rịa – Vũng Tàu: Festival Cảng Biển Quốc tế, năm 2013 - 3

Theo kế hoạch, đến năm 2020, với hơn 20km cảng biển, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu đạt khoảng 120 triệu tấn/năm. Từ dịch vụ này, hàng năm tỉnh có thể thu về trên 60 ngàn tỷ đồng. Cửa biển Vũng Tàu được qui hoạch là khu cảng biển cửa ngõ quốc tế phía Nam của quốc gia, là trung tâm các tuyến hàng hải của Việt Nam và thế giới. Cùng với sông Thị Vải dài hơn 21km, đây là con sông rộng, sâu, rất thuận lợi cho tàu biển hoạt động.  Có thể nói, tiềm năng về cảng biển là một lợi thế to lớn của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Festival Cảng Biển Quốc tế, năm 2013 - 4

Cảng Vũng Tàu là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, đầu mối quốc tế của Việt Nam. Hiện nay cảng bao gồm 4 khu bến.: Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình đây là khu bến cảng chính cho tàu container hiện nay và cho đến năm 2020. Hiện tại, khu bến này có khả năng tiếp nhận tàu đến 50 ngàn DWT. Chính phủ đang phát triển bến này để đến năm 2015 có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 100 ngàn DWT; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân là một khu bến cảng tổng hợp, cảng container khác, hiện có khả năng tiếp nhận tàu đến 30 ngàn DWT. Theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2015 khu bến này có khả năng tiếp nhận tàu đến 80 ngàn DWT; Khu bến sông Dinh có khả năng tiếp nhận tàu đến 20 ngàn DWT, đến năm 2015 có thể tiếp nhận tàu đến 30 ngàn DWT và Khu Bến Đầm, Côn Đảo. Theo quy hoạch, đến năm 2020, sẽ có hai khu bến cảng nữa được xây dựng là khu bến Long Sơn chuyên dùng phục vụ công nghiệp lọc hóa dầu và khu bến khách Sao Mai-Bến Đình chuyên phục vụ vận tải hành khách.

Tỉnh BR- VT phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản hoàn thành toàn bộ hệ thống cảng biển của tỉnh có tổng công suất khoảng 250 triệu tấn /năm, đáp ứng lượng hàng hóa qua hệ thống cảng của tỉnh khoảng 60 triệu tấn/năm vào năm 2015, 120 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 250 triệu tấn/năm vào năm 2030.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Festival Cảng Biển Quốc tế, năm 2013 - 5

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V đã xác định: “Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015; phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng doanh thu dịch vụ cảng 35%/năm”. Bà Rịa - Vũng Tàu giờ đây đã trở thành trung tâm cảng biển của cả nước, hiện tại có 3 cảng nước sâu đã đi vào hoạt động và có thể đón tàu có trọng tải từ 50.000 đến 110.000 tấn. Và từ đây hàng hóa Việt Nam có thể trực tiếp vận chuyển đến các nước Âu Mỹ mà không phải qua các cảng trung gian.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Festival Cảng Biển Quốc tế, năm 2013 - 6

“Kinh tế cảng biển sẽ là kinh tế chủ đạo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phải xây dựng thành phố cảng biển trung tâm của cả nước, trong đó xác định trọng điểm tập trung đầu tư phát triển là hệ thống cảng chuyên dùng nước sâu Thị Vải - Cái Mép. Đồng thời, kinh tế cảng sẽ là mũi nhọn đủ sức và đủ tầm tạo đột phá thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói riêng và toàn vùng kinh tế trọng điểm nói chung trong giai đoạn tới” (ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong đợt thăm và làm việc với tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu vào tháng 8/2010)

Kim Long

 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT