TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

TP.HCM vừa ghi nhận thêm 3 điểm du lịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển du lịch cộng đồng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của thành phố.

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, đặc biệt là du lịch cộng đồng trên cả nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có gần 80 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP được đánh giá là hướng đi chiến lược, góp phần khai thác tiềm năng to lớn của du lịch cộng đồng, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP - 1

TP.HCM: Khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng, hướng đến phát triển du lịch nông nghiệp bền vững

Nhắc đến TP.HCM, người ta thường nghĩ đến những tòa nhà chọc trời, những khu phố sầm uất và nhịp sống hối hả. Tuy nhiên, thành phố còn sở hữu tiềm năng du lịch cộng đồng và sinh thái vô cùng phong phú, đặc biệt là tại các huyện ngoại thành như Cần Giờ và Củ Chi.

Du lịch cộng đồng ngày càng được du khách yêu thích bởi sự gần gũi với thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa độc đáo và cơ hội hòa mình vào cuộc sống địa phương. Nhu cầu du lịch cộng đồng tại TP.HCM cũng ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong bối cảnh du khách tìm kiếm những điểm đến an toàn, gần gũi thiên nhiên sau đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, nhóm sản phẩm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch" tại TP.HCM đạt chứng nhận OCOP còn hạn chế.Tính đến hiện tại, chỉ mới có 3 sản phẩm OCOP 3 sao.

Các sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch có tính đặc thù cao, với thời gian hoàn thiện sản phẩm dài, tỷ suất đầu tư lớn, và nhiều tiêu chí đánh giá khắt khe. Các tiêu chí này bao gồm giấy phép, chứng chỉ đào tạo, điều kiện an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, và tính liên kết cao với khu vực, cộng đồng.

TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP - 2

Điều này đặt ra thách thức lớn cho các chủ thể, khi phần lớn sản phẩm du lịch của họ phát triển tự phát, đầu tư theo từng giai đoạn và thiếu chiến lược phát triển rõ ràng. Do đó, việc đánh giá phân hạng OCOP cần dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của chủ thể, nhằm tạo ra hướng tiếp cận mở và khả thi hơn.

Bà Hoàng Thị Mai, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở NNPTNT TP.HCM), cho biết TP.HCM có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp. Thành phố đã đề ra chiến lược nâng cao chất lượng du lịch gắn với các địa danh như "Bình Chánh những điều chưa kể," "Ngày bình yên trên vùng đất thép," và "Thành phố xanh bên bờ sông Sài Gòn." Đặc biệt, các sự kiện quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được đẩy mạnh.

TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP - 3

Không gian nghề muối của hộ anh Chín Thơ ở Thiềng Liềng

Đối với lĩnh vực du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn và điểm du lịch là 01 mô hình mới, các chủ thể vận hành mô hình chưa được tập huấn, đào tạo bài bản, các dịch vụ phát triển kèm theo chưa đồng nhất, đội ngũ nhân viên chưa được đồng bộ. TP.HCM chưa có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn; chưa được hỗ trợ về pháp lý, đặc biệt là đối với các hoạt động du lịch trải nghiệm trên địa bàn sông nước; công tác đảm bảo an toàn…Ngoài ra iệc xây dựng các công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp chưa được cấp phép, vì vậy phần nào ảnh hưởng đến việc cơ sở hệ thống các công trình phụ trợ phục vụ tại các khu du lịch (như nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ vui chơi, giải trí,…).

Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo - Trưởng Phòng quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch, Sở Du lịch TP.HCM, cho du khách đặc biệt quan tâm đến các trải nghiệm du lịch nông nghiệp như sống cùng bà con nông dân, tìm hiểu và tham gia vào các làng nghề truyền thống như làm bánh tráng, se nhang, chăm sóc mai vàng. Bên cạnh đó, nhu cầu nghỉ dưỡng tại nông thôn với cảnh quan thiên nhiên yên bình cũng đang thu hút nhiều khách du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, tích hợp các giá trị từ kinh tế, văn hóa, xã hội, cảnh quan và môi trường sinh thái. Tiêu chuẩn OCOP cần trở thành một phần hấp dẫn trong mỗi chuyến đi và điểm đến của du khách.

TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP - 4

Trải nghiệm nghề nông tại Đạt Foods

Đại diện Sở NNPTNT và Sở Du lịch TP.HCM cho biết, các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục hợp tác, kết nối các mô hình, điểm đến và dịch vụ để tạo ra các sản phẩm du lịch nông nghiệp hấp dẫn. Điều này không chỉ giúp “nối dài” giá trị của ngành nông nghiệp thông qua du lịch mà còn tạo ra sản phẩm mới, thu hút khách du lịch đến TP.HCM.

Điểm đến OCOP 3 sao của TP.HCM có gì đặc biệt?

Huyện Cần Giờ, được ví như "lá phổi xanh" của TP.HCM, là một ví dụ điển hình cho sự phát triển du lịch sinh thái. Với rừng phòng hộ và hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Huyện có diện tích 71.300 ha và dân số hơn 70.000 người, cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km. Đây là địa phương duy nhất của thành phố giáp biển với chiều dài bờ biển 23 km, cùng nhiều sông rạch và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch và đô thị nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế.

TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP - 5

Gần đây, UBND huyện Cần Giờ đã cấp chứng nhận OCOP 3 sao cho hai điểm du lịch sinh thái nổi tiếng là Khu du lịch sinh thái Dần Xây (xã An Thới Đông) và Khu du lịch Vàm Sát (xã Lý Nhơn). Những điểm đến này không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn hấp dẫn nhiều du khách quốc tế nhờ vào cảnh quan và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng.

TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP - 6

Nằm tại 1541 Đường Rừng Sác, xã An Thới Đông, Khu du lịch sinh thái Dần Xây mang đến cho du khách cơ hội khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, trải nghiệm những hoạt động như nghỉ dưỡng trên sông, cắm trại trong rừng, và tham gia trồng rừng. Đây là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên hoang sơ và muốn tận hưởng những trải nghiệm mới lạ.

TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP - 7

khu du lịch Vàm Sát

Trong khi đó Khu du lịch Vàm Sát nằm trong khu rừng ngập mặn Cần Giờ, nơi đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với hệ thống sông nước độc đáo, hệ sinh thái đa dạng và dịch vụ nhà hàng, khu lưu trú Farm Stay chất lượng cao, Vàm Sát luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng nguyên liệu sạch, đảm bảo sức khỏe cho du khách.

TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP - 8

Huyện Củ Chi, với 12 điểm du lịch đang hoạt động, cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch của TP.HCM. Các khu du lịch nổi bật như Khu du lịch lịch sử địa đạo Bến Dược, địa đạo Bến Đình, khu sinh thái Củ Chi Fosaco và nhiều mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch như vườn trái cây Trung An, vườn bưởi Tam Tân, hợp tác xã rau sạch Nhuận Đức, và trang trại bò sữa đã thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.

Nông Trang Xanh (Green Noen) tại xã Củ Chi, được lấy cảm hứng từ các mô hình trang trại Nhật Bản và Hàn Quốc, đã trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách. Với không gian xanh mát, các khu vực riêng biệt và nhiều trải nghiệm thú vị, Nông Trang Xanh đã nhận được chứng nhận OCOP 3 sao, đánh dấu một bước tiến mới trong phát triển du lịch nông nghiệp của huyện Củ Chi.

TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP - 9

Theo lãnh đạo UBND huyện Củ Chi, huyện đã chú trọng phát triển du lịch nông thôn và du lịch cộng đồng trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Huyện đã triển khai nhiều nhiệm vụ và giải pháp quản lý, hỗ trợ phát triển du lịch nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để cộng đồng hiểu rõ hơn về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch nông nghiệp.

TP.HCM khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng bằng OCOP - 10

Hoạt động trải nghiệm tại Nông Trang Xanh

Thời gian tới, Sở Du lịch TPHCM sẽ là đầu mối chuyên môn, hỗ trợ người dân Củ Chi làm du lịch; đồng thời là cầu nối với các sở ngành cùng bắt tay tạo diện mạo mới cho du lịch “vùng đất thép”. 

Trong đó bao gồm xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các bến thủy nội địa; đa dạng phương tiện thủy vận chuyển khách du lịch; chỉnh trang mỹ quan quanh các bến, đưa vào khai thác các bến thủy nội: Bến Tổ hợp tác vườn trái cây Trung An (Bến Tám Tắc, xã Trung An); nâng cấp Bến Bình Mỹ (Bến khu du lịch sinh thái Bình Mỹ); xây dựng mới Bến làng nghề Một thoáng Việt Nam, Bến chùa Kỳ Quang II, Bến cá sấu Hoa Cà… 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hàn Mai

CLIP HOT