Thú vị nghệ thuật hát tuồng cổ Tết Nguyên Tiêu tại TP.HCM

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trong những ngày Tết Nguyên Tiêu, cộng đồng người Hoa tất bật rủ nhau đến các chùa, hội quán nghe ca kịch, tuồng cổ… tận hưởng niềm vui ngày đầu năm mới.

Theo thông lệ hàng năm, nhân lễ hội Nguyên Tiêu truyền thống, các chùa, hội quán tại các tuyến đường Quận 5 tất bật dựng sân khấu, tổ chức công diễn các tiết mục ca múa kịch biểu diễn múa lân sư rồng, xiếc, … phục vụ bà con cùng đến chung vui đón tết.

Thú vị nghệ thuật hát tuồng cổ Tết Nguyên Tiêu tại TP.HCM - 1

Thú vị nghệ thuật hát tuồng cổ Tết Nguyên Tiêu tại TP.HCM - 2

Tối ngày 5/2 (15 tháng giêng) đoàn ca kịch Thống Nhất Triều – Quảng biểu diễn vở “Nhất môn tam tiến sĩ” tại Hội quán Nghĩa An.

Người Hoa rỉ tai nhau rằng, muốn xem biểu diễn ca kịch tiếng Triều Châu thì đến Hội quán Nghĩa An. Muốn nghe ca kịch tiếng Hải Nam (hay còn gọi là Quỳnh kịch) thì đến Hội quán Quỳnh Phủ. Muốn xem biểu diễn ca kịch Phúc Kiến thì đến Hội quán Nhị Phủ… Từ truyền thống của riêng người Hoa, giờ đây, nó được công nhận là DSVHPVT của quốc gia, niềm hãnh diện của cộng đồng càng tăng lên gấp bội.

Thú vị nghệ thuật hát tuồng cổ Tết Nguyên Tiêu tại TP.HCM - 3

Thú vị nghệ thuật hát tuồng cổ Tết Nguyên Tiêu tại TP.HCM - 4

Các đoàn lân sư rồng cũng bận rộn với lịch trình biểu diễn dày đặc phục vụ Tết Nguyên tiêu tại các Hội quán

Cô Trần Ánh Thư, trưởng đoàn ca kịch Thống Nhất Triều – Quảng cho biết, từ ngày 14-17 âm lịch tại Hội quán Nghĩa An sẽ diễn ra các tuồng cổ hát Tiều khác nhau, phục vụ cho người dân đến chùa xin lộc, trả lễ đầu năm. “Đây cũng là dịp để giới thiệu nét văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Tiều, tức người Triều Châu với những cộng đồng cư dân khác đang sinh sống tại Thành phố”, cô nói.

Thú vị nghệ thuật hát tuồng cổ Tết Nguyên Tiêu tại TP.HCM - 5

Thú vị nghệ thuật hát tuồng cổ Tết Nguyên Tiêu tại TP.HCM - 6

Tiều kịch, Kinh kịch, Quỳnh kịch,... có nhiều điểm giống diễn tuồng của người Sài Gòn theo lối vừa ca, vừa diễn xuất điệu bộ và thể hiện tính cách nhân vật qua lối hóa trang, phục trang.

Theo đoàn biểu diễn từ những năm 1950, cô Tiền Mỹ Phụng cho biết, để có thể chỉnh chu nhất trên sân khấu, cô và các nghệ sĩ khác phải dành ra hơn 5 tiếng đồng hồ hóa trang và chuẩn bị trang phục. Không chỉ vậy, các nghệ sĩ phải dành ra rất nhiều thời gian luyện tập để sở hữu giọng hát ca kịch cao vút đúng với phong cách biểu diễn truyền thống của đồng bào người Hoa.

Thú vị nghệ thuật hát tuồng cổ Tết Nguyên Tiêu tại TP.HCM - 7

Thú vị nghệ thuật hát tuồng cổ Tết Nguyên Tiêu tại TP.HCM - 8

Khán giả bu kín ních khuôn viên ở các Hội quán xem các tiết mục tuồng cổ, lân sư rồng trong dịp Tết Nguyên tiêu

Ngoài đi nghe nhạc kịch, trong những ngày Tết Nguyên tiêu người Hoa còn sửa sang bàn thờ ông bà, trang trí nhà cửa, treo lồng đèn, chen chân đến các địa điểm sinh hoạt Tết Nguyên Tiêu, lễ chùa, phố ẩm thực,... vui chơi, ăn cái Tết lớn nhất trong năm của đồng bào người Hoa tại Thành phố.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long – Thanh Huyên

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.