"Tàu ma" 2.200 năm xuất hiện nguyên vẹn giữa thành phố bị nuốt chửng
"Tàu ma" là một thuyền buồm cao đến 25 mét, được bao bọc một cách tự nhiên bằng đá của ngôi đền thiêng và đất sét dày.
Theo Heritage Daily, nhóm nghiên cứu từ Viện Khảo cổ học dưới nước châu Âu (IEASM) đã phát hiện ra một "tàu ma" cổ đại ở thành phố huyền thoại Heraklion.
Còn có tên là Thonis, thành phố cổ này gắn liền với nhiều truyền thuyết và lịch sử Ai Cập cổ đại. Vào cuối thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, động đất, sóng thần, nước biển dâng và đất hóa lỏng đã nuốt chửng đô thị trù phú này cùng nhiều khu dân cư lân cận. Hiện nay Thonis huyền thoại nằm dưới Vịnh Abi Quir (Ai Cập).
Các nhà khoa học đang khai quật "tàu ma" - Ảnh: IEASM
Con tàu ma mới phát hiện được chôn vùi tình cờ ngay giữa lòng "thủy cung" Thonis. Người ta tin rằng vào thời điểm thảm họa xảy ra, con tàu đang cập cảng gần đền thờ Amun, bị va vào đá khi ngôi đền sụp đổ. Kết quả nó được vùi vào một "mộ phần" vững chắc làm bằng đá từ ngôi đền thiêng và đất sét cứng.
Do đó, con tàu cao đến 25 mét này đã được khai quật nguyên vẹn đến ngạc nhiên, theo Bộ Cổ vật Ai Cập.
Đó là dạng tàu nổi tiếng từng ngang dọc khắp sông Nile cổ đại, thường dùng buồm hoặc chèo bằng sức người, có đáy phẳng, gỗ đóng tàu được kết nối bằng các khớp mộng và mộng, đạt được độ vững chắc ưu việt. Đây là dạng tàu mà các thương nhân Hy Lạp đã mang tới Ai Cập cổ đại. Đây là chiếc thứ 2 được phát hiện nguyên vẹn trên thế giới. Phát hiện còn giúp vẽ nên bức tranh giao thương đặc sắc giữa Hy Lạp và Ai Cập cổ đại.
Theo Giáo sư Ehab Fahmy, người đứng đầu Cục quản lý trung tâm các di tích chìm, bên cạnh "tàu ma" họ còn được khai quật một khu tang lễ Hy Lạp có từ đầu thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, một bằng chứng cho thấy người Hy Lạp đã hiện diện, sinh sống và ảnh hưởng đến nền văn hóa Ai Cập cổ đại như thế nào.
Con đường Tơ lụa hình thành cách đây hơn 2100 năm và là con đường mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử. Con đường...