Tái định vị thương hiệu: Xu hướng mới của ngành khách sạn Việt Nam

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ngành khách sạn Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng của các dự án mới, sự đa dạng hóa phân khúc và xu hướng tái định vị thương hiệu.

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một trong những điểm đến nghỉ dưỡng hấp dẫn bậc nhất châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt trong phân khúc cao cấp.

Theo báo cáo mới nhất của Savills, Việt Nam hiện đứng thứ hai trong khu vực (không tính Trung Quốc) về số lượng dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang triển khai.

Tái định vị thương hiệu: Xu hướng mới của ngành khách sạn Việt Nam - 1

Trong những năm tới, thị trường này dự kiến sẽ chứng kiến sự bùng nổ với khoảng 191 dự án mới, cung cấp gần 49.800 phòng nghỉ, chủ yếu tập trung vào phân khúc trung cao cấp và cao cấp.

Đáng chú ý, hơn 70% số dự án này sẽ hợp tác với các thương hiệu khách sạn quốc tế danh tiếng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Hiện tại, các trung tâm du lịch lớn như TP., Hà Nội và Phú Quốc đang dẫn đầu về số lượng khách sạn hạng sang. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư đang dần mở rộng sang các địa phương có tiềm năng du lịch như Phú Yên, Sa Pa, Ninh Bình và Vĩnh Phúc, tận dụng lợi thế về văn hóa và cảnh quan đa dạng.

Tái định vị thương hiệu: Xu hướng mới của ngành khách sạn Việt Nam - 2

Khách sạn Park Hyatt Saigon

Sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu du lịch quốc tế đang tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội này, các chủ đầu tư cần chú trọng đến việc hợp tác với các nhà quản lý khách sạn chuyên nghiệp, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách.

Bên cạnh phân khúc hạng sang, mô hình khách sạn dịch vụ chọn lọc tại phân khúc trung cấp cũng đang được đánh giá cao. Với việc tập trung vào các dịch vụ cơ bản nhưng tinh gọn, mô hình này phù hợp với những điểm đến đã có sẵn tiện ích, giúp tối ưu hóa chi phí vận hành mà vẫn đảm bảo trải nghiệm du lịch chất lượng. Savills dự báo quy mô phòng của loại hình khách sạn này sẽ tăng trưởng ấn tượng khoảng 70% trong 4 năm tới, đạt 14.600 phòng.

Tái định vị thương hiệu: Xu hướng mới của ngành khách sạn Việt Nam - 3

Meliá Ba Vì Mountain Retreat

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc tái định vị thương hiệu đang trở thành xu hướng nổi bật. Nhiều hợp đồng quản lý khách sạn ký kết từ giai đoạn 2008-2010 sắp đến hạn, tạo cơ hội để các chủ đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ và hướng tới phân khúc cao cấp hơn. Điển hình như dự án nâng cấp khách sạn Hilton Hà Nội Opera thành Waldorf Astoria và tái định vị Meliá Ba Vì Mountain Retreat thành Meliá Collection.

Với sự phát triển đồng đều của cả phân khúc hạng sang và trung cấp, Việt Nam đang khẳng định vị thế là một trong những thị trường nghỉ dưỡng hấp dẫn nhất khu vực. Điều này mở ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành."

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hàn Mai

CLIP HOT