Những hiệu ứng nứt vỡ cầu kính khiến du khách 'hồn xiêu phách lạc'

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nếu như việc đi qua một cây cầu kính cheo leo đã khiến nhiều du khách 'tim đập chân run' thì trải nghiệm này càng được nâng tầm khi được trang bị thêm hiệu ứng kính vỡ.

Những hiệu ứng nứt vỡ cầu kính khiến du khách 'hồn xiêu phách lạc' - 1

1. Cầu kính đại vực Trương Gia Giới: Được khánh thành vào tháng 8/2016, cây cầu cao 260 mét so với mặt đất này nối liền hai vách đá dựng đứng nguy hiểm tại công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây cũng là khu bảo tồn rừng đầu tiên tại Trung Quốc với những vách đá hùng vĩ và các dãy núi sa thạch dạng cột khổng lồ đặc biệt, được chọn làm bối cảnh cho hàng loạt các bộ phim bom tấn như Avarta hay Tây Du Kí.

Cầu kính Trương Gia Giới (còn được gọi là cầu kính Vân Thiên Độ) có chiều dài là 430m và chiều rộng là 6m, được làm từ khung sắt cùng với 120 tấm kính cường lực. Đây cũng là cây cầu kính cao và dài nhất thế giới khi nó được khánh thành. Cây cầu này chịu được tải trọng của hơn 800 du khách di chuyển cùng lúc.

Những hiệu ứng nứt vỡ cầu kính khiến du khách 'hồn xiêu phách lạc' - 2

Trước thời điểm được đưa vào hoạt động, giới chức Trung Quốc đã tổ chức một thí nghiệm với 30 người đàn ông dùng búa tạ đập vỡ mặt kính cường lực cùng một lúc, sau đó lái một chiếc xe SUV nặng 2 tấn đi qua những tấm kính đã bị đập rạn nứt để chứng minh độ an toàn của bề mặt kính cường lực. Mặc dù mặt kính có bị rạn, nhưng thông qua thí nghiệm, các chuyên gia hoàn toàn đảm bảo du khách sẽ được an toàn khi bước đi trên cầu kính Vân Thiên Độ.

Những hiệu ứng nứt vỡ cầu kính khiến du khách 'hồn xiêu phách lạc' - 3

2. Cầu kính Thiên Môn Sơn: Nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, những tấm kính chịu lực của cây cầu này dài tới 60 m được gắn vào vách núi tạo thành một lối đi nhỏ hẹp. Đây cũng là một cây cầu kính khác nằm ở thành phố Trương Gia Giới, cách cầu kính Vân Thiên Độ khoảng 50 km. Và mặc dù được cam kết là tuyệt đối an toàn thì cây cầu kính mỏng manh này vẫn là một trong những nỗi khiếp sợ của du khách.

Những hiệu ứng nứt vỡ cầu kính khiến du khách 'hồn xiêu phách lạc' - 4

3. Cầu kính Hảo Hán Kiều: Cây cầu cao 180 mét và dài 300 mét này bắc qua hẻm núi ở công viên địa chất quốc gia Ngưu Trại Trấn, Hồ Nam, Trung Quốc. Theo đơn vị xây dựng, chất liệu kính được sử dụng làm mặt sàn cầu có độ dày gấp 25 lần loại thông thường dành cho các cây cầu kính khác.

Những hiệu ứng nứt vỡ cầu kính khiến du khách 'hồn xiêu phách lạc' - 5

Những hiệu ứng nứt vỡ cầu kính khiến du khách 'hồn xiêu phách lạc' - 6

4. Cầu kính Vạn Thành: Nằm cách Trùng Khánh khoảng 100 km, công viên giải trí Vạn Thành (Wansheng Ordovician) ở Trùng Khánh là khu du lịch Trung Quốc sở hữu nhiều trò chơi thử thách độ cao nhất ở quốc gia tỷ dân này. Khi tới đây, du khách chắc chắn không thể bỏ qua trải nghiệm đi trên cây cầu kính hoàn toàn trong suốt, nằm ở độ cao 120 m so với mặt đất. Với tổng chi phí xây dựng cầu lên tới 6,5 triệu USD, đây là một trong những cây cầu kính xác lập kỷ lục Guinness thế giới ở Trung Quốc.

Những hiệu ứng nứt vỡ cầu kính khiến du khách 'hồn xiêu phách lạc' - 7

5. Cầu Kính Lang Nha: Nằm ở tỉnh Hà Bắc, Lang Nha có lẽ là công trình có thiết kế độc đáo nhất trong các cây cầu kính ở Trung Quốc. Khai trương vào tháng 3/2017, cầu nằm ở độ cao 450m, bao gồm một lối đi uốn lượn dẫn đến một đài quan sát hình tròn – nơi có thể ngắm nhìn 360 độ khung cảnh núi rừng xung quanh. Toàn bộ các hạng mục lối đi và đài quan sát đều được làm từ kính chịu lực với tổng diện tích bề mặt là 466 m2.

Một báo cáo ước tính Trung Quốc hiện có khoảng 2.300 cầu đáy kính, chưa kể vô số lối đi bộ hoặc cầu trượt đáy kính chưa được thống kê. Những hiệu ứng kính nứt vỡ, do các màn hình cảm biến LCD được lắp đặt bên dưới như ở cây cầu kính cao 1.180 m ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc bị cáo buộc là có thể dẫn đến đột tử hay các cơn đau tim cho những du khách có vấn đề sức khỏe.

Bên cạnh đó, không ít tai nạn được ghi nhận tại các điểm đến mạo hiểm này, với ít nhất hai trường hợp tử vong. Đầu năm 2019, một người chết và 6 người bị thương sau khi ngã từ cầu trượt đáy kính tại tỉnh Quảng Tây do trời mưa.

Năm 2017, một du khách tử vong sau tai nạn trên đường trượt đáy kính tại tỉnh Hồ Bắc. Năm 2016, một du khách bị thương do đá rơi trúng người khi đang trải nghiệm đường đi bộ đáy kính ở Trương Gia Giới. Năm 2015, một cây cầu kính ở tỉnh Hà Nam bị nứt chỉ 2 tuần sau khi khai trương, khiến du khách bỏ chạy.

Trước sự nở rộ của hàng loạt của hàng loạt cầu kính được xây dựng mà không đảm bảo quy chuẩn an toàn, chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 30 cây cầu kính và kêu gọi các nhà chức trách tiến hành kiểm tra toàn diện tất cả cấu trúc kính trên cả nước.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đỗ An (Vietnamnet)

CLIP HOT