Kỳ diệu những tấm gỗ mang điều ước bay lên bầu trời

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Viết những điều ước vào một tấm gỗ có tên Ema, nó sẽ mang những điều ước của bạn bay lên bầu trời, đến với các vị thần.

Kỳ diệu những tấm gỗ mang điều ước bay lên bầu trời - 1

Các tấm gỗ Ema ghi rất nhiều điều ước

Ở Nhật Bản, nhất là những ngày đầu năm mới, người ta viết những điều ước của mình vào một tấm gỗ nhỏ, gọi là Ema, mang đến đặt ở các đền thờ và chùa, họ tin rằng những điều ước đó sẽ bay lên bầu trời. 

"Tìm em. Yêu em. Hãy cưới em nhé", là nội dung ghi trên một tấm gỗ có chữ ký của TXQ, gửi đến "Mr Right" và để lại tại đền thờ Jishu Jinja, ở Kyoto, nơi thờ vị thần tình yêu của Nhật Bản.

Trong nhiều năm qua, người Nhật đã sử dụng những tấm gỗ này để cầu xin thần linh ban cho tình yêu, sự giàu có, sống lâu hoặc thành công trong học tập. Trong hai năm qua, một lời cầu xin mới đã xuất hiện: bảo vệ khỏi COVID-19 .

Nhiều Ema hiện được ghi những ước nguyện về kết thúc đại dịch, hoặc bởi những hình ảnh của một đấng siêu nhiên có chức năng xua đuổi bệnh dịch trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Đền thờ Kasuga Taisha thậm chí còn có Ema chống Coronavirus được trang trí bởi các nhân vật hoạt hình.

Kỳ diệu những tấm gỗ mang điều ước bay lên bầu trời - 2

Đền thờ Jishu Jinja ở Kyoto, Nhật Bản, là một trong số nhiều đền thờ có treo những tấm gỗ Ema với những lời cầu nguyện gửi tới các vị thần

Với chi phí khoảng 4 USD mỗi cái, du khách được thoải mái treo những tấm bảng chứa đầy hy vọng và hoài bão của riêng họ.

Cũng có những dòng chữ viết trên Ema không chỉ hướng đến các vị thần và ước nguyện, nhiều người muốn tìm sự đồng cảm từ những người khác khi họ đọc nội dung này. Bằng cách ghi cả tên, tuổi và địa chỉ, những người viết hy vọng mọi người sẽ tiếp thu thông điệp của mình và đón nhận bằng sự cảm thông hoặc đồng cảm. Nhiều người đọc Ema của người khác nhận ra rằng vấn đề của họ không phải là duy nhất.

Phong tục cổ xưa này của Nhật Bản không giới hạn đối với khách du lịch. Takakazu Machi, người đã làm hướng dẫn viên du lịch tại Nhật Bản được 18 năm cho biết, người nước ngoài được khuyến khích viết Ema tại các địa điểm tôn giáo trên khắp đất nước. Trước đại dịch, ông thường xuyên đưa du khách đến chiêm ngưỡng hoặc để lại Ema tại đền thờ Kitano Tenmangu 1.000 năm tuổi ở Kyoto. 

Kỳ diệu những tấm gỗ mang điều ước bay lên bầu trời - 3

Các tấm gỗ Ema treo tại đền thờ Kitano Tenmangu 1.000 năm tuổi ở Kyoto.

Người nước ngoài thường viết Ema tại đền Meiji Jingu ở Tokyo, đền Shitennoji ở Osaka và đền Fushimi Inari ở Kyoto. Các sinh viên cầu nguyện cho sự thành công trong học tập hướng đến Yushima Tenjin ở Tokyo, ngôi đền của các học giả. Những người trẻ tuổi lãng mạn thì để lại những tấm gỗ ở Tsuyu no Tenjinja, hay Ohatsu Tenjin của Osaka, bối cảnh của một câu chuyện tình yêu nổi tiếng.

Một số khách du lịch thậm chí sử dụng Ema trong lĩnh vực chính trị, hướng dẫn viên du lịch kỳ cựu Naoki Doi cho biết, trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2012, một trong những khách hàng của ông từ Texas đã đến thăm Fushimi Inari và để lại một Ema chỉ đơn giản là: “Không còn Obama nữa”. Tuy nhiên, đó lại là một điều ước mà các vị thần đã bỏ qua!

Kỳ diệu những tấm gỗ mang điều ước bay lên bầu trời - 4

Những chiếc đèn lồng chiếu sáng đền thờ Kasuga Taisha ở Nara, Nhật Bản, trong lễ hội Chugen Mantoro ăm 2020

Kỳ diệu những tấm gỗ mang điều ước bay lên bầu trời - 5Những người phụ nữ mặc kimono chụp ảnh trước nơi treo Ema tại đền Kiyomizu-dera ở Kyoto

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kỳ Phong

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.