Dưới chân đèo Mã Phục có một điểm di sản địa chất độc đáo

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Theo các nhà khảo cổ học, khoảng 260 triệu năm trước, khu vực này có nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển.

Dưới chân đèo Mã Phục có một điểm di sản địa chất độc đáo - 1

Đèo Mã Phục uốn lượn như một dải lụa vắt qua núi. Ảnh Thế Vĩnh.

Đèo Mã Phục uốn lượn vắt qua các sườn núi, dưới chân đèo có một điểm di sản địa chất độc đáo. Tại đây, chỗ tiếp xúc với đá vôi có thể thấy một loại đá khác màu xanh đen hình cầu còn gọi là bazan cầu gối.

Theo các nhà khảo cổ học, khoảng 260 triệu năm trước khu vực này có nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển. Dung nham núi lửa phun lên trong nước biển bị nguội đột ngột tạo thành các cầu gối xếp chồng lên nhau (dung nham cầu gối). Kích cỡ và màu sắc của các cầu gối thay đổi tùy thuộc vào thành phần của dung nham (bazơ, trung tính hay axit). Đa phần ta thường thấy các cầu gối nhỏ (đường kính dưới 1 m), thành phần bazơ màu xanh đen, vì thế loại đá này được gọi là bazan cầu gối.

Đèo Mã Phục là một trong những điểm dừng chân trên tuyến du lịch phía Đông của vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Và cũng từ đỉnh đèo này hàng chục hộ dân ngày đêm làm công việc kinh doanh, buôn bán nhỏ phục vụ người đi lại nghỉ chân, cứ như vậy gần 20 năm nay nhịp sống mới trên cung đường hiểm trở vùng núi Đông Bắc dần hình thành và ngày càng sôi động.

Người dân ở đây cơ bản làm nông, chỉ có hơn chục hộ ở xóm Cao Xuyên sống gần đỉnh đèo Mã Phục buôn bán nhỏ. Những năm trước, bà con tự dựng những chiếc lán nhỏ để bán nước ven đường. Không những làm mất mỹ quan nơi dừng chân trên đỉnh đèo trên tuyến du lịch phía Đông của tỉnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông cho người đi lại.

Đầu năm 2023, địa phương kêu gọi doanh nghiệp đầu tư làm khu bán hàng lùi vào phía trong vỉa hè đường để cho các hộ kinh doanh thuận tiện, sạch sẽ hơn. Ngoài ra, xã tuyên truyền các hộ kinh doanh bán hàng lịch sự, hiệu quả, không chèo kéo khách làm ảnh hưởng đến hình ảnh mảnh đất, con người nơi đây. Việc buôn bán của bà con nơi đây tuy không được tấp nập như ở thị trấn, thị tứ nhưng cũng giúp bà con có nguồn thu nhập đáng kể. Hằng năm các hộ kinh doanh nơi đây thua nhập gần 300 triệu đồng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

N.N

CLIP HOT