4 người bạn bỏ việc ở phố, lên Sa Pa làm du lịch
Thông qua Hủa Si Pan, Thành, Lập, Châm, Dương hy vọng tạo nên cộng đồng cắm trại, trekking chất lượng để mọi người được trải nghiệm thiên nhiên đúng nghĩa.
Cách đây 3 năm, Hồ Tuấn Thành (26 tuổi, Nghệ An), hướng dẫn viên du lịch, chỉ định lên Sa Pa chơi. Từ việc dẫn khách đi trekking, anh tách ra làm riêng, rồi ở lại thị trấn mù sương đến giờ.
Hủa Si Pan ra đời từ mong muốn tạo ra cộng đồng du lịch chất, “chill”, không xô bồ của Thành. Sau đó, nhóm có sự tham gia của 3 thành viên khác.
4 người trẻ với quê quán, xuất phát điểm, chuyên môn khác nhau cùng xây dựng Hủa - nơi cung cấp những trải nghiệm như trekking, chèo SUP, cắm trại, lưu trú, ăn uống ở Sa Pa.
“Hủa Si Pan theo tiếng Trung có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh, cũng là tên gọi khác của đỉnh Fansipan theo người bản địa ngày xưa. Biểu tượng của nhóm được lấy ý tưởng từ bông hoa đỗ quyên trong mây, với màu chàm chủ đạo như trong trang phục của người H’Mông - dân tộc chiếm đa số tại Sa Pa”, Thành nói với Zing.
4 mảnh ghép của Hủa Si Pan: Tuấn Thành, Tiến Lập, Ngọc Châm và Đại Dương.
Bỏ phố lên rừng
Sau khi lập ra Hủa Si Pan, Thành tình cờ gặp anh Nguyễn Tiến Lập (38 tuổi). Lúc đó, anh Lập là công chức ở Lào Cai, từng làm HLV cho các tuyển thủ điền kinh và có niềm đam mê với lều trại.
Từ bỏ công việc nhà nước lâu năm, anh Lập rời phố để hợp tác với Thành.
“Tôi nhận ra bản thân không thích công việc văn phòng, ngày qua ngày lặp lại nhàm chán. Tôi nghĩ sẽ đánh mất bản thân nếu vẫn mãi ngồi đó và làm việc mình không thích”, anh lý giải.
Trong team Hủa, anh Lập đảm nhận việc setup mọi thứ sao cho chuyên nghiệp, sạch sẽ nhất để khách đi cắm trại có thể đưa điện thoại lên là có ảnh đẹp. Anh cẩn thận và làm mọi thứ bằng tâm huyết.
Bỏ công việc nhà nước lâu năm, anh Lập lên rừng theo đuổi đam mê với lều trại, trekking.
Sau đó, Thành gặp Lê Ngọc Châm (26 tuổi) - blogger kiêm nhà văn tự do. Châm từng làm công việc văn phòng ở Hà Nội 4 năm nhưng sau một chuyến đi Tả Van (thuộc thị xã Sa Pa), cô phải lòng nơi này và quyết định bỏ phố về đây.
Nhiệm vụ của Châm là hỗ trợ Thành quảng bá Hủa Si Pan.
Người nhỏ nhất trong team là Lê Đại Dương (25 tuổi), từng cùng tham gia hội nhảy với Thành. Vì sức hút của cuộc sống ở Sa Pa, cậu bỏ việc tại Ninh Bình, lên đây hỗ trợ người anh thân thiết.
4 mảnh ghép của Hủa Si Pan với thế mạnh ở những lĩnh vực riêng cùng tập hợp, hỗ trợ nhau phát triển.
“Chúng mình đều là những người trẻ mơ mộng, rời bỏ thành phố xô bồ để tìm về nơi được là chính mình”, Châm nói.
Theo Thành, có rất nhiều cuộc gặp gỡ tình cờ để tạo nên gia đình Hủa Si Pan của hiện tại.
Đưa mọi người đến gần thiên nhiên
Là hướng dẫn viên du lịch, Thành luôn tìm những nơi ít bị bê tông hóa, giúp mọi người đến gần thiên nhiên hơn.
Bên cạnh đó, thông qua những hành trình, anh mong muốn kết nối mọi người từ xa lạ thành thân quen, từ thân quen đến có thể trải lòng cùng nhau.
Trong số các dịch vụ cắm trại, trekking, chèo SUP của Hủa, khách du lịch yêu thích cắm trại vì không tốn sức mà vẫn có nhiều trải nghiệm giữa núi rừng.
“Mỗi chuyến cắm trại thường kéo dài 2 ngày một đêm. Thành, anh Lập, và Dương sẽ đưa khách vào rừng hạ trại, quây quần trò chuyện quanh bếp lửa hồng, ăn uống do Thành làm đầu bếp chính, tắm rừng và check-in. Chúng mình không có các hoạt động cố định, thường linh động theo trải nghiệm khách mong muốn. Hủa cũng có nơi cho khách ngủ qua đêm rồi đi cắm trại, nhưng để mọi người thoải mái nhất, nhóm sẽ giới thiệu cho họ những homestay gần đó”, Châm cho biết.
Trong những chuyến cắm trại trong rừng của Hủa, khách được hạ trại, nấu ăn, uống cà phê, ngồi quanh bếp lửa hồng trò chuyện.
Nhớ lại những ngày đầu hoạt động, Châm nói Hủa gặp khó khăn về kinh phí vì các dụng cụ cắm trại chất lượng khá đắt đỏ, cộng thêm việc setup lều trại sao cho đúng tâm ý không hề dễ.
Sau đó, dịch Covid-19 bùng phát khiến các dịch vụ du lịch nói chung và Hủa nói riêng đều rơi vào bế tắc trong thời gian dài. Thay vì ngồi không chờ đợi, nhóm dành thời gian hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển đội ngũ.
Trong suốt chặng đường đó, bất đồng giữa các thành viên là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, họ giải quyết bằng cách đặt niềm tin ở nhau, lắng nghe ý kiến và hỗ trợ tinh thần, vật chất.
“Khó khăn vẫn còn nhưng chúng mình không coi việc thiếu tiền là thử thách chính. Điều quan trọng là những lúc như thế, mọi người quyết tâm đồng hành cùng nhau vượt qua thế nào”, Châm nói.
Vì Hủa còn khá mới, với Châm, nhóm không có gì nhiều ngoài kỷ niệm những lúc quá rảnh cùng nhau đi cắm trại, setup lều trại, bàn ghế, uống cà phê rồi trò chuyện mỗi tối. Từ 4 người xa lạ, họ coi nhau như một gia đình.
Ngoài cắm trại, trải nghiệm chèo SUP, trekking cũng có ở Hủa.
Theo trưởng nhóm Tuấn Thành, hậu giãn cách xã hội, lượng khách trở lại ổn hơn nhưng cũng chưa đều. Tuy nhiên, với họ, có khách ngày nào là vui ngày đó.
“Công việc của mình hiện tại là tạo ra những sợi dây kết nối giúp mọi người gần nhau hơn, đồng thời đưa họ đến với thiên nhiên và thoải mái chia sẻ câu chuyện thông qua mỗi hành trình. Mình hy vọng ở đây, mọi người đều có thể thành thật đối diện niềm vui hay nỗi buồn bằng trái tim”, anh nói.
Trên những hành trình xa gần cùng nhau, tấm ảnh chụp nắm tay đã trở thành truyền thống của Điệp và Trâm. Với đôi trẻ,...