TP.HCM phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

TP.HCM đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững gắn với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

TP.HCM phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững - 1

Trồng rau theo công nghệ mới.

Trong giai đoạn 2021 đến tháng 6 năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá hiện hành) đạt 46.669 tỷ đồng, tăng 10,68% so với cùng kỳ; giảm 22,11% so với kế hoạch.

Triển khai chương trình giám sát và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025, đến nay đã được công nhận vùng TP.HCM an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại, cúm gia cầm; xã an toàn dịch bệnh lở mồm long móng tại 20 xã thuộc huyện Hóc Môn và Củ Chi; cơ sở an toàn dịch bệnh lở mồm long móng và dịch tả heo tại 27 cơ sở chăn nuôi và an toàn dịch bệnh lở mồm long móng trâu, bò tại 37 cơ sở chăn nuôi.

Về công tác triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Năm 2020, 56/56 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 – 2025, Thành phố chuyển sang giai đoạn nâng chất và xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn. Đến cuối năm 2022, 56/56 xã được UBND.TP công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn nâng chất; 5/5 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh) được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. TP.HCM đăng ký hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới theo quy định của Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 vào năm 2025.

Đặc biệt, Thành phố đã ban hành quyết định đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2022 và điều chỉnh thông tin Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2021. Công nhận 39 sản phẩm của 11 đơn vị đạt chuẩn từ 3 sao trở lên (trong đó, 15 sản phẩm đạt 4 sao và 24 sản phẩm đạt 3 sao); đã đề xuất công nhận sản phẩm đạt chuẩn 5 sao. Đồng thời, Thành phố đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025.

Đến nay, TP.HCM đã ban hành quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố đối với 66 sản phẩm của 19 đơn vị đạt chuẩn từ 3 sao trở lên (trong đó: 36 sản phẩm đạt 4 sao và 30 sản phẩm đạt 3 sao); đã đề xuất công nhận 1 sản phẩm đạt chuẩn 5 sao. Đồng thời, Thành phố đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 – 2025 (theo Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 8 tháng 6 năm 2023 của UBND.TP).

Đồng thời, Thành phố cũng đã ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện  Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ và  Chương trình hành động số 28-CTrHĐ/TU ngày 01 tháng 01 năm 2023 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (theo Quyết định số 1528/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh), theo hướng xác định danh mục chương trình, đề án, dự án cụ thể về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà các sở ngành cần tập trung xây dựng và triển khai thực hiện.

Trong thời gian tới, TP.HCM sẽ tiếp tục tập trung vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, công nghệ sinh học, nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, nhất là công nghệ chế biến, bảo quản, công nghệ giống, công nghệ môi trường, tái sử dụng phụ phẩm. Giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ; phát triển các vùng nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao, nuôi an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tiếp tục đẩy mạnh công tác trồng và chăm sóc rừng.

TP.HCM cũng sẽ ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 và các bộ tiêu chí: xã nông thôn mới nâng cao gắn với đô thị hóa, xã nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa, huyện nông thôn mới nâng cao gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Triển khai thực hiện xây dựng và nhân rộng mô hình xã nông thôn mới thông minh, mô hình xã nông thôn mới thương mại điện tử, mô hình xã nông thôn mới gắn với kinh tế tuần hoàn...

Ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản; công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, động vật hoang dã... Đẩy mạnh cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tập trung phát triển nhóm sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng của ngành nông nghiệp Thành phố (sản phẩm chủ lực gồm rau và hoa, cây kiểng, bò sữa, heo và tôm nước lợ; sản phẩm tiềm năng gồm cá cảnh); đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nghề nông nghiệp gắn với du lịch nông nghiệp, Chương trình OCOP, hỗ trợ nông dân để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển nông thôn; phát triển khoa học công nghệ - ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp cùng góp phần xây dựng đô thị thông minh của thành phố, tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0, nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển các hình thức sản xuất mới, liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

TP.HCM phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững - 2

TP.HCM đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại.

Tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề. Tập trung phát triển hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề nông thôn có giá trị kinh tế cao của Thành phố.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

N.Nguyệt

CLIP HOT