Tàu Metro số 1 chạy thử nghiệm lần đầu tại TP.HCM
Tin vui cho người dân thành phố, sau 14 năm triển khai dự án, ngày 21/12/2022 tới đây, tàu Metro số 1 sẽ tiến hành chạy thử đoạn Suối Tiên – Bình Thái (TP Thủ Đức).
Đoàn tàu metro số 1 lắp đặt lên ray chuẩn bị chạy thử tại depot Long Bình.
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên có 17 đoàn tàu, mỗi đoàn gồm 3 toa xe với chiều dài đoàn xe là 61,5m, tốc độ thiết kế 110km/h (đoạn trên cao), 80km/h (đoạn hầm). Toàn bộ 17 đoàn tàu thuộc gói thầu số 3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng).
Tất cả đoàn tàu đều được sản xuất tại Nhật Bản. Mỗi đoàn gồm 3 toa dài 61,5m, có thể chở 930 khách, trong đó 147 khách ngồi và 783 khách đứng. Tốc độ tối đa thiết kế 110km/h (đoạn trên cao) và 80km/h (đoạn hầm).
Tổng chiều dài tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên gần 20km
Đại diện Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) thông tin, hiện nay nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) đang chuẩn bị mọi công tác để phục vụ vận hành chạy thử nghiệm đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1).
Theo đó, việc thử nghiệm chạy đoàn tàu đầu tiên diễn ra trong một ngày do nhà thầu Hitachi phụ trách. Trong quá trình chạy thử nghiệm, tàu sẽ chạy với tốc độ 5km/h, sau đó tăng lên tối đa 20km/h. Tàu cũng dừng đón trả khách tham gia thử nghiệm ở ga Suối Tiên hoặc Bình Thái.
Trước khi thử, hệ thống tiếp điện trên cao cùng trạm cung cấp điện chính sẽ được nhà thầu nghiệm thu. Đầu máy, toa xe cũng được đơn vị này kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo tất cả thiết bị trên tàu hoạt động ổn định, trơn tru.
Gồm 17 đoàn tàu, mỗi đoàn gồm 3 toa xe với chiều dài đoàn xe 61,5m
Lần thử nghiệm vào cuối tháng 8/2022 tại depot Long Bình (TP Thủ Đức) cho thấy các hệ thống hỗ trợ như: hãm, sức kéo, cấp điện... hoạt động đáp ứng đúng yêu cầu thiết kế.
Hệ thống thiết bị bên trong như điều hòa, thông tin liên lạc, hiển thị thông tin trên màn hình đầy đủ và chính xác, động cơ hoạt động trơn tru.
Phối cảnh nhà ga mái vòm lớn nhất Việt Nam sắp đưa vào hoạt động
Trước đó, vào tháng 10/2022, nhà ga mái vòm lớn nhất Việt Nam – Ga Tân Cảng cũng được MAUR công bố hoàn tất các giai đoạn cuối cùng, chuẩn bị đưa vào hoạt động.
Đây là nhà ga với hệ thống mái che thiết kế bằng màng sợi thuỷ tinh phủ nhựa xuất xứ từ Nhật Bản, có quy mô lớn nhất Việt Nam tính tới thời điểm này.
Nhà ga trên cao với kết cấu khung vòm lớn nhất Việt Nam.
Ga Tân Cảng nằm sát bên chân cầu Sài Gòn.
Nhà ga trên cao Tân Cảng có hệ thống mái vòm, kết cấu khung vỏ mỏng diện tích hơn 6 ngàn mét vuông với 4 làn tàu. Đây là nhà ga có quy mô lớn nhất trong số 11 nhà ga trên cao thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên gồm 10 nhà ga trên cao: Nhà ga Văn Thánh, Tân Cảng (Q. Bình Thạnh), Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, Suối Tiên, Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức).
Hệ thống cột đỡ mái vòm hiện đại, chắc chắn.
Được biết, tốc độ thiết kế đoạn trên cao đạt tối đa 110km/h. Sau khi hoàn tất chạy thử từ ga Suối Tiên đến Bình Thái, tàu metro số 1 sẽ tiếp tục thử nghiệm ở các đoạn khác vào tháng 1/2023 cùng với thử nghiệm hệ thống bảo vệ tàu tự động ATP.
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên là tuyến metro đầu tiên trong mạng lưới 8 tuyến metro của TP HCM đã được quy hoạch.
Dự án được khởi công từ tháng 8/2012 đến nay đã đạt 93,8% tiến độ, dự kiến hoàn thành thi công vào cuối quý 4/2023.
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM (MAUR), nhà ga trên cao này là điểm kết nối của tuyến metro số 1 và tuyến metro số 5 sẽ hình thành trong tương lai. Nhà ga được xây dựng với hệ thống mái che có diện tích 6.200m2, thiết kế bằng màng sợi thuỷ tinh phủ nhựa xuất xứ từ Nhật Bản, có quy mô lớn nhất Việt Nam tính tới thời điểm này.
Tuyến metro số 1 dài gần 20km từ ga Bến Thành đến depot Long Bình (TP Thủ Đức) có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng.
Góc nhìn từ nhà ga Tân Cảng ngắm cảnh Sài Gòn về đêm với tòa Lanmark chọc trời.
Các đội thi công tích cực hoàn thành sớm tiến độ.
Sân ga có diện tích 6.000m2 với 2 làn tàu giữa ga và 2 làn hai bên.
Ga cũng là điểm kết nối của tuyến metro số 1 và tuyến metro số 5 hình thành trong tương lai.
Theo tiến độ chung thì toàn dự án đã chậm 4 năm so với kế hoạch ban đầu. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm tiến độ là dự án bị đội vốn từ 17.400 tỷ đồng tăng lên hơn 47.300 tỷ đồng, khiến cho quá trình điều chỉnh phê duyệt tổng mức đầu tư gặp nhiều khó khăn.
Dự án xây dựng tuyến Đường sắt đô thị số 1 (tuyến Bến Thành – Suối Tiên) được kỳ vọng là tuyến metro hiện đại đầu tiên tại TP. HCM. Sau 14 năm xây dựng, tuyến metro dự kiến đưa vào vận hành vào năm 2023.